Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Ngõ Tràng An (Vân Long)
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Ngõ Tràng An (Vân Long). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: NGÕ TRÀNG AN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm,…
- Khám phá chi tiết văn bản
- Tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Vân Long
Video trình bày nội dung:
Vân Long: 1934 – 2022; Là nhà thơ đồng thời là tác giả của nhiều chân dung văn học; Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Vào thu, Dưới lá xanh, Những khối hình câm…
2. Tác phẩm
Đôi nét về tác phẩm Ngõ Tràng An?
Video trình bày nội dung:
Ngõ Tràng An được sáng tác vào 5/1988; In trong tập Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng, 2003.
NỘI DUNG II : KHÁM PHÁ VĂN BẢN.
(1) Trong bài thơ có một hay hai nhân vật “tôi”?
(2) Hình ảnh nhân vật “tôi” ngày bé được gợi gả như thế nào trong bài thơ?
(3) Tìm những hình ảnh thể hiện sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Nhận xét về cách kết hợp đó?
(4) Trình bày cách hiểu của bạn về hai câu thơ cuối bài thơ?
(5) Nét độc đáo của bài thơ này là gì?
Video trình bày nội dung:
(1) Bài thơ thực chất chỉ có một nhân vật “tôi” nhưng lại phân thành “tôi” của ngày bé và “tôi” bây giờ.
(2) Hinh ảnh “tôi” ngày bé hiện lên trong hồi ức của nhân vật “tôi” bây giờ rất sống động, thân thương và đẩy cảm xúc, thể hiện qua hình ảnh cậu bé nghịch ngợm “luồn cột đèn đầu ngõ” thả tàu bay giấy. Đặc sắc nhất là hai hình ảnh “chiếc tàu bay giấy lượn lờ/Suốt năm mươi năm/ Năm mươi năm? Cô bạn nhỏ chưa khô giọt lệ/ Giận tôi vì một trái bàng!”. Kỉ niệm tuổi thơ không mất đi với thời gian mà vẫn luôn hiện diện trong tâm trí tác giả suốt năm mươi năm.
(3)
Hình ảnh hiện tại | Hình ảnh quá khứ | Nhận xét |
Thả bước lơ ngơ Chùa – vẫn ngôi chùa cổ Tôi (hôm nay) Chiếc tầu bay giấy (hôm nay) Chưa khô giọt lệ (của cô bạn nhỏ) Dãy nhà hai tầng/ngõ đất Ngõ đất Ngôi chùa, bóng mít, bóng cau: Dường như nhỏ bé hơn so với trước kia. Hoa đại. | Lên dấu chân ngày cũ Khói nhang xưa Tôi: luồn cột đèn đầu ngõ Chiếc tầu bay giấy (ngày xưa). Cô bạn nhỏ: khóc vì giận Ngõ gạch Ngôi chùa, bóng mít bóng cau Hoa đại
| Toàn bài thơ là sự đan xen độc đáo giữa những hình ảnh của quá khứ và hiện tại, tạo ra hai khung cảnh: xưa, nay; hai hình ảnh của nhân vật “tôi”: tôi ngày bé và tôi bây giờ. Sự mờ nhòe của hiện tại và quá khứ, góp phần thể hiện sự tiếc nuối quá khứ, sự soi chiếu những giá trị của quá khứ từ hiện tại. |
(4) HS có thể tự do phát biểu suy luận của mình.
(5) Nét đặc sắc của bài thơ này chính là sự đan xen của hình ảnh tôi ngày trước và tôi hiện tại. Ngõ ngày trước và ngõ hiện tại. Mạch cảm xúc hoài niệm và sự soi chiếu những giá trị của quá khứ được thể hiện xuyên suốt qua các khổ thơ, việc đan xen giữa các hình ảnh quá khứ - hiện tại trong từng dòng thơ.
NỘI DUNG III : TỔNG KẾT
Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Ngõ Tràng An?
Video trình bày nội dung:
Nội dung: Những sự hồi tưởng, đan xen giữa quá khứ và hiện tại để thấy sự tiếc nuối của nhân vật “tôi” về những điều đã qua.
Nghệ thuật: Sự lồng ghép giữa quá khứ - hiện tại đan xen càng làm khắc họa nỗi buồn, sự tiếc nuối của tác giả; Từ ngữ dung dị nhưng giàu sức gợi.
Nội dung video Tiết: “Đọc kết nối chủ điểm: Ngõ Tràng An” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.