Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Thực hành tiếng Việt
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Thực hành tiếng Việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI CÂU LOGIC VÀ CÁCH SỬA
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm về lỗi câu logic
- Các câu hỏi luyện tập và vận dụng
KHỞI ĐỘNG
GV đưa cho HS câu hỏi để nghiên cứu trả lời.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Lý thuyết
1. Thế nào là lỗi câu logic?
Thế nào là lỗi câu logic? Có mấy loại lỗi câu logic?
Video trình bày nội dung:
Khái niệm: Câu sai logic là câu có ngữ nghĩa không phù hợp với logic thông thường.
Phân loại
+ Câu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết.
+ Câu chứa các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.
+ Câu có các hành động được sắp xếp không theo một trật tự hợp lí.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.
A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.
Câu 2: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Mẹ tôi muốn tôi trở thành một nhà trí thức hoặc một nhà khoa học.
A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng.
B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Trí thức mà lại còn là nhà khoa học.
C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.
Câu 3: Câu sau được hiểu như thế nào: “Thần Núi luôn là người chiến thắng nên sau các cuộc giao tranh, đền đài của ngài cũng có phần bị tổn hại.”
A. Thần Núi là người chiến thắng nên đền đài tổn hại nhiều.
B. Mặc dù là người chiến thắng sau các cuộc giao tranh song đền đài của Thần Núi cũng có phần bị tổn hại.
C. Đền đài của Thần Núi có phần bị tổn hại nên chiến thắng trong các cuộc giao tranh.
D. Mặc dù đền đài bị tổn hại song Thần Núi vẫn chiến thắng sau các cuộc giao tranh.
Câu 4: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát”
A. Câu trên đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. Thơ đã bao gồm các thể thơ song thất lục bát và lục bát rồi.
B. Câu có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. Gộp 2 đối tượng thơ và thể thơ làm một làm câu mất đi sự tương thích.
C. Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu, thể thơ không thể đi cùng với song thất lục bát và lục bát
D. Sai cách dùng cụm từ liên kết, không chỉ.... còn
Câu 5: Khi sửa lỗi câu bị mắc lỗi logic cần lưu ý điều gì?
A. Cần nắm bắt trường nghĩa của các từ.
B. Cần nắm bắt đúng điều người viết muốn biểu đạt để chọn hướng sửa phù hợp.
C. Cần xác định đúng đối tượng mà người viết muốn hướng đến.
D. Cần xác định đúng văn cảnh để sửa cho phù hợp.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
A | A | A | A | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn về sức hấp dẫn của yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học.
Nội dung video Tiết: “Thực hành Tiếng việt: Lỗi câu logic và cách sửa” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.