Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 7: "Và tôi vẫn muốn mẹ..."

Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 7: "Và tôi vẫn muốn mẹ...". Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 2: VÀ TÔI VẪN MUỐN MẸ

Chào các em! Thật vui khi lại được gặp các em trong buổi học ngày hôm nay. Hãy cùng cô bước vào một thế giới mới của kiến thức nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nắm được những được những đặc điểm cơ bản của truyện kí – một thể loại chú trọng ghi chép sự thực đời sống và thể hiện bằng văn bản giàu yếu tố tự sự (có tình huống, sự kiện cốt truyện, nhân vật…).
  • Qua việc đọc văn bản được tác giả tạo nên bằng cách ghi lại lời kể của một nhân vật có thật, đề cập đến những chuyện xảy ra trong kí ức, phân tích và hiểu được tính chất phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí.
  • Thấu hiểu và cảm thông với con người ở những cảnh ngộ khác nhau.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bằng một điều đặc biệt. Em hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà em từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh,..). Qua thực tế cuộc sống xung quanh, em biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu về truyện kí

Để hiểu rõ hơn về văn bản, trước hết, chúng ta cần khám phá về truyện kí. Thể loại văn học không chỉ là những hình thức bề ngoài mà còn chứa đựng những đặc trưng riêng biệt, phản ánh cách nhìn nhận của con người về thế giới. Hãy cùng tìm hiểu những đặc trưng và ý nghĩa của chúng!

Em hãy xem lại kiến thức ở phần Tri thức ngữ văn và trả lời câu hỏi sau:

Theo em, phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí là gì?

Video trình bày nội dung:

- Truyện kí là một dạng truyện kể về người thật, việc thật. Tôn trọng sự thật đời sống, đảm bảo tính xác thực của toàn bộ sự việc được kể là đòi hỏi quan trọng hàng đầu đối với các sáng tác thuộc thể loại này. Vì vậy, truyện kí được xếp vào loại văn học phi hư cấu.

- Tuy nhiên, yếu tố hư cấu vẫn luôn hiện diện trong truyện kí (dù được sử dụng một cách tiết chế), thể hiện ở sự sáng tạo riêng của người viết khi xử lí, tổ chức tư liệu và lựa chọn giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật thích hợp. Yếu tố hư cấu còn được thể hiện qua cách người viết hình dung, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

Nội dung 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Mỗi tác phẩm đều mang trong mình câu chuyện của chính tác giả. Hãy cùng nhau tìm hiểu về tác giả và tác phẩm trước khi bước vào nội dung chính nhé! Bây giờ, hãy cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau đây:

  • Em hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ của văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…”. 
  • Em hãy giúp cô tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện.

Video trình bày nội dung:

1. Tác giả và xuất xứ tác phẩm

- Xvétlana A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948, là nhà báo, nhà văn Bê-la-rút (Belarus), được trao giải Nô-ben (Nobel Văn học năm 2015. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983), Những nhân chứng cuối cùng (1985), Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bin – Chernobyl (1997). Các tác phẩm phi hư cấu của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích đã dựng lên “một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta” (nhận định của Uỷ ban chấm giải Nô-ben).

- Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” rút từ cuốn Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Cuốn truyện kí này sử dụng hình thức phỏng vấn những người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể, từng trải qua thực tế tàn khốc của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai tù khi còn thơ bé. Với hình thức này, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp lại sự kiện để đem đến cho người đọc những câu chuyện sinh động, hãi hùng trong kí ức của các nhân vật.

2. Tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và những điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện.

- Tóm lược: Năm 1941, “tôi” – lúc ấy còn là một đứa bé tám tuổi – sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc →“Tôi” cũng như bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, nơi không có đạn bom → Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thần, đói khát, chẳng có gì để ăn, đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chồi mầm, vỏ cây → Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi → Đến lớp Ba,“tôi” trốn trại, được một gia đình ông già cưu mang → Trong lòng “tôi” chỉ có một nỗi ước ao được đi tìm mẹ — Cứ thế, mãi sau này, khi đã năm mươi mốt tuổi, “tôi” vẫn muốn có mẹ. -

- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ – điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản. Mẹ luôn hiện diện trong mọi thời khắc cuộc sống đau thương thời thơ ấu của “tôi”, và ước muốn gặp lại mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên thường trực trong lòng nhân vật. Vậy mà, cuối cùng phải đối diện với sự thật phũ phàng: chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất của con người.

Nội dung 3: Phân tích chi tiết, hình ảnh trong văn bản

Từng chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm như những mảnh ghép tạo nên câu chuyện đầy màu sắc. Chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm không chỉ làm rõ nội dung mà còn mang lại cảm xúc đặc biệt cho người đọc. 

Các em hãy thảo luận theo cặp đôi, trả lời cho cô câu hỏi sau:

Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với em? Vì sao?

Video trình bày nội dung:

Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt – đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản. Bức tranh cuộc sống đặc biệt này được tạo nên bằng nhiều chi tiết, hình ảnh sống động:

+ Máy bay đánh bom, “tất cả màu sắc đều biến mất”. Lần đầu tiên, đứa bé biết đến từ “chết chóc” => Chiến tranh đến trong sự ngỡ ngàng, khó hiểu với trẻ con, chúng chưa đủ nhận thức về mức độ khủng khiếp của chiến tranh, những tâm hồn ngây thơ thậm chí không hiểu hết nghĩa của từ “chết chóc”, chúng không biết “chiến tranh” thực sự là gì. Máy bay đánh bom, màu sắc biến mất, chỉ còn màu u tối và ảm đạm của khói, của đổ nát và của cái chết.

+ Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày. => Đây chính là hậu quả nặng nề mà chiến tranh mang đến, chết chóc không chỉ đến từ mưa bom bão đạn nã xuống trên bầu trời mà nó còn đến từ nạn đói. Trong chiến tranh, lương thực khan hiếm, người ta phải tận dụng tất cả những gì có thể ăn được để duy trì sự sống. Con ngựa già mà những đứa trẻ coi là bạn thân thiết mà giờ đây chúng phải ăn thịt chính con ngựa đó, đau đớn, tổn thương, đó là những đổ vỡ đầu đời trong tâm hồn trẻ thơ.

+ Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc rên gọi ba mẹ. Hễ mỗi lần từ”mẹ” được ai vô tình nhắc tới, tất cả lại “gào khóc không nguôi. => Lên ba, lên năm, vốn dĩ phải được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ cha, được chăm sóc, nuôi dưỡng, được chở che bằng mái ấm gia đình thì giờ đây chúng trở thành trẻ mồ côi, ở trong trại trẻ mồ côi và chỉ cần nhắc đến tiếng “mẹ” là ngay lập tức òa khóc. Những đứa trẻ nhớ mẹ, chúng cần sự ấm áp của tình mẹ - thứ tình cảm không gì thay thế được.

+ Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn bám riết dai dẳng nhân vật “tôi”. => Chiến tranh đã lùi xa hàng thập kỉ, kinh tế đất nước được khôi phục, cuộc sống con người dần khấm khá hơn, những vết thương ngoài da thịt rồi cũng lành lặn, chỉ có vết thương trong tâm hồn là mãi mãi rỉ máu. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ”, ở độ tuổi nào người ta cũng đều cần sự yêu thương, che chở của mẹ, khoảng trống mà chiến tranh tạo ra trong tâm hồn nhân vật “tôi” mãi mãi không thể bù đắp được, “tôi” đã mất mẹ, mặc dù anh cũng đã có cho riêng mình một gia đình nhỏ nhưng khát khao có mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai. 

…………………………

Nội dung video Văn bản 2: Và tôi vẫn muốn mẹ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác