Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 7: Cà Mau quê xứ

Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 7: Cà Mau quê xứ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3: CÀ MAU QUÊ XỨ

Chào mừng các em đến với bài học hôm nay! Các em biết không, bài học của chúng ta có rất nhiều điều thú vị mà cô muốn chia sẻ đấy!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được đặc trưng của thể loại tản văn – một tiểu loại của kí qua VB Cà Mau quê xứ.
  • Phân tích được sự phối hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh trong bài tản văn; tính chất phi hư cấu và hư cấu thể hiện cách khai thác chất liệu đời sống và sự tưởng tượng của người viết qua VB Cà Mau quê xứ.
  • Biết yêu mến cảnh quan thiên nhiên, các sắc màu văn hoá của đất nước.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bắt đầu bài học hôm nay, cô muốn cùng các em khám phá một câu hỏi nhỏ để làm nóng không khí. Các em đã sẵn sàng chưa?

Các em hãy thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Ba tiếng “Mũi Cà Mau” gợi lên trong em những suy nghĩ, cảm xúc gì? Em đã được biết gì về vùng đất mũi Cà Mau (qua sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông…)?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Để hiểu hơn về bức tranh mà tác giả muốn truyền tải, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về người họa sĩ tài năng đã tạo nên tác phẩm này. Các em hãy chia sẻ những thông tin mà mình biết. Em hãy nêu xuất xứ của văn bản “Cà Mau quê xứ”. Văn bản “Cà Mau quê xứ” viết về vấn đề gì?

Video trình bày nội dung:

1. Tác giả, xuất xứ tác phẩm:

- Trần Tuấn sinh năm 1967 tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn, quê ở Hà Nội.

- Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhẩn nha, nhiều liên tưởng.

* Xuất xứ:

- Thể loại: tản văn

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

- Tác phẩm “Cà Mau quê xứ” được trích trong tập “Uống Cà phê trên đường của Vũ”. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.

2. Nội dung chính

“Cà Mau quê xứ” được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kể về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây. Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.

Nội dung 2: Vẻ đẹp của đất Mũi Cà Mau

Nhắc đến Cà Mau, ta không thể không nghĩ đến mảnh đất mũi tràn đầy sức sống, với những cánh rừng ngập mặn xanh ngát trải dài và những dòng sông uốn lượn mang đậm chất miền sông nước.

Bây giờ, cô sẽ chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:

  • Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào?
  • Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này? Những liên tưởng đó có ý nghĩa gì?

Video trình bày nội dung:

1. Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi

Anh bạn nhà văn Đất Mũi kể đã chứng kiến đủ kiểu xúc động của các vị khách khi đến đây: “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây được, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để.. khóc vì sướng!”.

+ Cảnh mấy anh em nhà báo cởi trần ngồi lai rai tại ngôi nhà số 1 của xã Đất Mũi, qua cầu chuyện về những con người cụ thể, thêm thấu hiểu cung cách làm ăn và sinh sống của cư dân nơi đây.

+ Cảnh những người phụ nữ ngồi lột thịt ghẹ tại một cơ sở gia công thực phẩm của vợ chồng nhà anh Phúc, chị Tuyết – một bức tranh sinh động về lao động sản xuất của con người Đất Mũi.

+ Câu chuyện gay cấn một thời về sự lựa chọn giữa con tôm và cây được, liên quan đến sinh mệnh chính trị của bao nhiêu người, được kể lại trong ngôi nhà của Phó Chủ tịch xã Đất Mũi Lê Hoàng Liêm.

=> Ở thời điểm bài tản văn ra đời, những khung cảnh, nhân vật đó chính là câu chuyện của hiện tại, có tính thời sự nóng hổi, mang hơi thở của cuộc sống bề bộn đang chuyển mình, vận động. Quan sát dòng chảy của cuộc sống để ghi lại một cách chân thực, đó là thế mạnh vốn có của thể loại kí.

2. Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn sau:

- Trước Cách mạng có Nguyễn Bính – nhà thơ lãng mạn từng đặt chân đến Mũi Cà Mau trong những chuyến “giang hồ như nhà thơ tự nhận; trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ có Nguyễn Tuân với bài kí Khi nào Bắc Nam đã được thống nhất, anh sẽ vô thăm đầu trước hết?, Anh Đức có tập bút kí Bức thư Cà Mau; Xuân Diệu có bài thơ Mũi Cà Mau. Nhắc đến vùng đất này không thể không nhắc đến nhà văn Sơn Nam – một “pho từ điển” sống về Nam Bộ; Nguyễn Ngọc Tư – một nhà văn sống và viết ở Cà Mau.

=> Những liên tưởng đó cho thấy, Mũi Cà Mau là miền đất khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn, nhà thơ. Đến với Mũi Cà Mau cũng là đến với một “vùng văn chương, vì thế, cầm bút viết về vùng đất này, tác giả không khỏi cảm thấy có những thách thức.

…………………………

Nội dung video Văn bản 3: Cà Mau quê xứ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác