Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 2: Tràng giang

Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 2: Tràng giang. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2: CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

ĐỌC: TRÀNG GIANG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • HS nhận biết được cấu tứ độc đáo của bài thơ gắn với việc xây dựng hai hệ thống hình ảnh chuyển hóa luân phiên từ gần đến xa, từ cụ thể đến trừu tượng từ gợi cảm xúc trần thế đến cảm xúc vũ trụ.
  • HS cảm nhận được vẻ đẹp riêng của một bài thơ có yếu tố tượng trưng, chia ra và phân tích được sự hiện diện của các yếu tố ấy trong bài Tràng Giang.
  • HS phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua cách dùng từ ngữ và xây dựng hình ảnh trong bài thơ Tràng giang.
  • HS đồng cảm được với tâm trạng, cảm xúc suy nghiệm của nhà thơ về cuộc đời và về các mối tương quan như: con người – vũ trụ, hữu hạn – vô hạn, hữu hình – vô hình.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em có nhớ những câu thơ nào đã từng làm say đắm lòng mình bằng hình ảnh hoàng hôn không?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1: Tác giả

Có em nào muốn kể cho các bạn nghe những nét nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận không?

Video trình bày nội dung:

Cuộc đời – sự nghiệp:

- Nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

- Cuộc đời và sự nghiệp đóng góp cho thơ Cách Mạng Việt Nam.

Nội dung 2: Tác phẩm

Bây giờ, cô sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận về một trong các câu hỏi sau:

  • Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận?

  • Bài thơ Tràng giang được in trong tập thơ nào?

Video trình bày nội dung:

- Tác phẩm chính: Lửa Thiêng, Trời Mỗi Ngày Lại Sáng, Đất Nở Hoa, Bài Thơ Cuộc Đời...

- Bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng.

II. NHAN ĐỀ, LỜI ĐỀ TỪ VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO CỦA TÁC PHẨM

Để hiểu rõ hơn về bài giảng, cô muốn các em cùng bạn bên cạnh mình thảo luận và thống nhất câu trả lời cho câu hỏi sau: 

  • Hãy chỉ ra nét đặc sắc ở nhan đề của bài thơ?
  • Đọc lời đề từ và cho biết tác giả đã bộc lộ cảm xúc gì? 
  • Bạn hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Video trình bày nội dung:

- Nhan đề: Kết hợp hai từ có vần chân "ang" tạo cảm giác vô cùng rộng lớn, khám phá vũ trụ.

- Lời đề từ: "Bâng khuâng" thể hiện cảm giác xao xuyến trước không gian rộng lớn và "nhớ" lại hoài niệm về quá khứ.

- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, sự nhỏ bé của con người.

III. VẺ ĐẸP KHUNG CẢNH THIÊN NHIÊN TRÊN SÔNG

Giờ cô sẽ tăng độ khó hơn, đó là thay vì làm nhóm thì các em sẽ tự suy nghĩ để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Hình ảnh sông nước và hình ảnh con thuyền ở khổ 1 gợi cho bạn điều gì?
  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở khổ 2 và 3? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng ở hai khổ thơ 2 và 3.

Video trình bày nội dung:

- Khổ 1:

+ Mô tả hình ảnh sông nước mênh mang, đợt sóng liên tục như tạo nên không gian rộng lớn.

+ Hình ảnh con thuyền nhỏ bé tôn lên sự cô đơn.

- Khổ 2+3:

+ Hiển thị hình ảnh thiên nhiên hiu quạnh, sự nhỏ bé của con người.

+ Sử dụng hình ảnh tương quan đối lập để tô đậm sự cô đơn và lẻ loi.

IV. CHI TIẾT KHUNG CẢNH THIÊN NHIÊN VÀ NỖI BUỒN TÂM TRẠNG NHÀ THƠ

Sau khi thảo luận được kha khá vấn đề, vậy ai có thể trả lời cho cô câu hỏi sau không!

  • Ở khổ thơ thứ 2, tác giả đã miêu tả không gian và tâm trạng như thế nào? Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong khổ thơ này?
  • Hình ảnh bèo dạt và hình ảnh đò không qua tượng trưng cho điều gì?

Video trình bày nội dung:

- Khổ 2:

+ Mô tả không gian vắng vẻ, cảm giác hoang vắng và tàn tạ.

+ Sử dụng từ láy đặc biệt tạo nên không gian cô đơn.

- Khổ 3:

+ Hình ảnh bèo dạt và hình ảnh đò không qua là tượng trưng cho sự trống vắng và trống trải của cuộc sống.

V. NỖI NIỀM CHỦ THỂ TRỮ TÌNH

Theo các em, vẻ đẹp của thiên nhiên lúc chiều tà được hiện lên qua những hình ảnh nào? Hãy chỉ ra những hình ảnh thể hiện niềm thương nhớ quê hương sâu sắc?

Video trình bày nội dung:

- Hình ảnh đám mây, cánh chim, và dòng nước thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên chiều tà.

- Nỗi nhớ quê hương và niềm thương nhớ sâu sắc được diễn đạt qua hình ảnh đợn dợn vời con nước.

VI. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI

Vậy sau khi đã tìm hiểu chi tiết, có bạn nào muốn xung phong trả lời câu hỏi sau không:

  • Bạn hãy nêu cảm hứng chủ đạo của toàn bài thơ “Tràng giang”.
  • Nhận xét về cấu tứ của bài thơ?
  • Chỉ ra bút pháp nghệ thuật chủ đạo được sử dụng trong bài thơ?

Video trình bày nội dung:

- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, sự nhỏ bé của con người.

- Cấu tứ: Phân chia hình ảnh thành hai lớp, từ hữu hình đến vô hình, tạo sự chuyển động và sâu sắc.

- Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh mộc mạc giản dị, gần gũi, nhưng mang hồn và sự biến đổi nghệ thuật.

- Bút pháp nghệ thuật: Lồng ghép bút pháp nghệ thuật cổ điển và hiện đại, tạo cảm nhận mới mẻ.

……………………..

Nội dung video BÀI 2: ĐỌC: TRÀNG GIANG còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác