Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 5: Sống, hay không sống - Đó là vấn đề
Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 5: Sống, hay không sống - Đó là vấn đề. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5: NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH
ĐỌC: SỐNG, HAY KHÔNG SỐNG – ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng hấp dẫn.
- Biết sống có mục đích, có khát vọng cống hiến, làm chủ được bản thân và biết vượt lên mọi trở ngại.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo em, ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (hay giả điên) và của một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp nhé!
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Đọc – hiểu văn bản
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
Bây giờ, cả lớp sẽ tìm hiểu bài bằng các trả lời các câu hỏi sau của cô nhé!
- Tìm hiểu về tác giả William Shakespeare
- Đoạn trích "Sống, hay không sống - đó là vấn đề" được trích từ tác phẩm nổi tiếng nào?
Video trình bày nội dung:
- Tác giả: William Shakespeare, nhà văn và nhà viết kịch Anh.
- Tác phẩm: Bi kịch "Hamlet," với đoạn trích "Sống hay không sống? Đó là vấn đề."
Nội dung 2. Khám phá văn bản
Nhiệm vụ 1. Nhận biết và phân tích một số yếu tố của bi kịch (Xung đột kịch)
Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé! Đó là:
- Phân tích xung đột kịch trong tác phẩm "Hamlet” và trong văn bản "Sống, hay không sống - đó là vấn đề".
- Việc phải giằng xé nội tâm của Hăm-lét đã thể hiện điều gì? Từ đó gợi cho bạn suy nghĩ Ham-let là người như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Xung đột kịch trong tác phẩm và trong văn bản: Trong "Hamlet," xung đột giữa Hăm-lét và Clô-đi-út, đồng thời xung đột về cốt truyện và ngôn ngữ.
- Tác dụng của giằng xé nội tâm của Hăm-lét: Thể hiện khả năng vượt qua chính mình, chiến thắng tinh thần tự do.
Nhiệm vụ 2. Ngôn ngữ kịch
Bây giờ, đến phần thực hành rồi! Các em hãy phân tích nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ kịch đối thoại và độc thoại?
Video trình bày nội dung:
Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại: Thể hiện tính cách và hành động mạnh mẽ của nhân vật, đặc biệt giữa Hăm-lét và Clô-đi-út.
….
……………………..
Nội dung video Bài 5: Sống, hay không sống còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.