Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 7: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 7: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN, TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
Chào các em! Các em có biết rằng hôm nay chúng ta sẽ khám phá một bài học vô cùng đặc biệt? Hãy cùng cô bắt đầu hành trình này nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Chọn được vấn đề trong đời sống đáng quan tâm để tổ chức thảo luận, tranh luận.
- Biết trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề, nắm được ý kiến của người khác để thể hiện quan điểm tán thành hay phản bác.
- Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những quan điểm, góc nhìn mang tính cá nhân về các vấn đề trong xã hội, chăm chỉ học hỏi, cập nhật tin tức.
- -Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi chúng ta tìm hiểu nội dung chính, các em hãy hoàn thành phiếu khảo sát sau trong thời gian 2 phút:
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Chuẩn bị tranh luận, thảo luận
Bắt đầu bài học, nội dung 1 sẽ giúp chúng ta nắm bắt những điểm cốt lõi và quan trọng nhất về yêu cầu của bài tranh luận, thảo luận. Các em hãy theo dõi SGK và trả lời câu hỏi sau:
- Em hãy trình bày ngắn gọn những yêu cầu của bài tranh luận, thảo luận.
- Theo em, khi lựa chọn để tài tranh luận, cần có những lưu ý gì?
Video trình bày nội dung:
1. Yêu cầu của bài tranh luận, thảo luận
- Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận.
- Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận, tranh luận về vấn đề.
- Biết thảo luận, tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.
- Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.
2. Đề tài
- Khi chọn đề tài cần lưu ý:
+ Đó có phải đề tài thiết thực và đáng được quan tâm trong cuộc sống hiện nay hay không?
+ Đề tài có nhiều hướng tiếp cận, mang đến nhiều góc nhìn hay không?
+ Đề tài đã phù hợp với học sinh trung học phổ thông hay không (không lựa chọn đề tài nhạy cảm, không phù hợp với HS).
- Có thể lựa chọn đề tài dựa vào những gợi ý sau:
+ Với học sinh Trung học phổ thông, giữa tích luỹ kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống, điều gì quan trọng hơn?
+ Sở thích của bản thân và yêu cầu của cha mẹ, đâu là yếu tố quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mỗi học sinh?
+ Giải pháp nào để xử lí mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá?
Nội dung 2: Thảo luận, tranh luận
Cô sẽ chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm thống nhất đề tài và tiến hành thảo luận, tranh luận. Mỗi nhóm sẽ sử 1 - 2 thành viên đảm nhiệm vai trò là người phát ngôn, các thành viên còn lại sẽ ghi chép và thảo luận các lí lẽ, lập luận.
Căn cứ vào tín hiệu đăng kí phát biểu của các thành viên, cô sẽ lần lượt chỉ định từng người ý kiến.
Các em cần chuẩn bị dụng cụ học tập như: tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,...) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe.
Video trình bày nội dung:
- Phát biểu phải thể hiện được rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề.
- Các ý kiến thảo luận, tranh luận cần đi vào trọng tâm của vấn đề, tránh lạc hướng.
- Cần hình thành ý kiến trên cơ sở khai thác thông tin từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế.
- Quan điểm đưa ra không được mơ hồ, ý kiến phải thực sự rõ ràng, cụ thể, không diễn đạt vòng vo, thiếu nhất quán.
…………………………
Nội dung video Bài 7: Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.