Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6: Trao duyên
Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6: Trao duyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 2: TRAO DUYÊN
Chào các em! Thật vui khi lại được gặp các em trong buổi học ngày hôm nay. Hãy cùng cô bước vào một thế giới mới của kiến thức nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hiểu được diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều khi trao duyên cho Thuý Vân.
- Phân tích được nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc miêu tả thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật và sử dụng ngôn ngữ văn học.
- Biết đồng cảm với tình yêu tha thiết, mãnh liệt và nỗi đau khổ sâu sắc của Thuý Kiều; cảm nhận được tấm lòng yêu thương, thấu hiểu, sự trân trọng của Nguyễn Du dành cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào nội dung chính, cô muốn các em dành vài phút để suy nghĩ về câu hỏi này:
Mối tình Kim – Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một “thiên tình sử” tuyệt đẹp. Em có thể đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác viết về tình yêu của họ cho cô và các bạn cùng nghe được không?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu chung về đoạn trích
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tác phẩm, trước tiên chúng ta cần nắm được thông tin về đoạn trích. Các em hãy làm việc cá nhân và trả lời cho cô câu hỏi sau:
- Nêu vị trí, bố cục của đoạn trích và chỉ một vài lời người kể chuyện, đây là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật?
- Nội dung chính của Trao duyên là gì?
Video trình bày nội dung:
- Vị trí: trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân để Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân ở Hồi thứ tư, ngay sau khi Vương ông, Vương Quan bị đám công sai đưa trở lại nhà giam đợi tiền chuộc mới tha và Vương bà cũng phải theo sang để “biết đường mà đưa cơm”. Trong Truyện Kiều, sự kiện này được miêu tả vào đêm cuối cùng trước khi Thuý Kiều phải theo Mã Giám Sinh, sau khi đã chuộc cha và em về nhà, lo chu toàn mọi việc. Như vậy, Nguyễn Du đã dành cho sự kiện trao duyên một bối cảnh riêng tư, khi “Việc nhà đã tạm thong dong”, Thuý Kiều một mình thao thức với nỗi niềm riêng.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ câu 711 đến 734): Thuý Kiều nói lời trao duyên và thuyết phục Thuý Vân.
+ Phần 2 (từ câu 735 đến câu 748): Thuý Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân.
+ Phần 3 (từ câu 749 đến câu 758): Thuý Kiều than thở cùng Kim Trọng.
- Lời của người kể chuyện:
“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.
Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han.”
“Cạn lời hồn dứt máu say,
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”.
- Lời đối thoại của các nhân vật:
+ Thúy Vân:
“Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình.
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,
Nỗi riêng còn mắt mối tình chi đây”.
+ Thúy Kiều:
“Rằng: Lòng đương thổn thức đầy,
…Thấy hiu hiu gió thì hay chị về/”
- Lời độc thoại:
“Hồn còn mang nặng lời thề
…Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
Nội dung 2: Phân tích cảnh trao duyên
Trong Truyện Kiều, đoạn trích “Trao duyên” là một trong những phân đoạn xúc động nhất, khi Thúy Kiều phải đối diện với nỗi đau chia lìa tình yêu và đưa ra quyết định trao lại mối duyên cho em gái mình. Đây là khoảnh khắc đầy nước mắt, thể hiện sâu sắc sự hy sinh và tấm lòng vị tha của Thúy Kiều. Vậy trong cảnh “trao duyên” này, Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng của nhân vật như thế nào? Chúng ta cùng nhau khám phá qua những câu hỏi sau:
- Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm nào?
- Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.
b. Thuý Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?
c. Khi trao kì vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.
Video trình bày nội dung:
1. Thời điểm trao duyên
- Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm:
+ Một mình thao thức giữa đêm khuya, nghĩ về Kim Trọng, Thuý Kiều day dứt, đau đớn không chỉ vì tình yêu dang dở mà còn vì mặc cảm nàng là người có lỗi. Nàng tự trách mình đã phụ bạc lời thề nguyền thiêng liêng và gây nên nỗi đau khổ cho người yêu: “Vì ta khăng khít cho người dở dang”; “Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!”. Không thể trả được món nợ tình sâu nặng, nàng chỉ còn biết thổn thức trong đau khổ, bế tắc: “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn,/ Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”. Đúng lúc đó, Thuý Vân tỉnh dậy “ân cần hỏi hạn”, bày tỏ lòng biết ơn, nỗi xót thương, sự đồng cảm với chị. Lời hỏi hạn còn chứng tỏ Thuý Vân thấu hiểu tâm sự sâu kín trong lòng Thuý Kiều: “Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”. Đó chính là khoảnh khắc Thuý Kiều lóe lên ý định cậy nhờ em gái trả giùm món nợ ân tình. Nàng ngỡ mình đã tìm được một “lối thoát” để vẹn tròn cả bên hiểu lẫn bên tình.
2. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều
- Thúy Kiều mở lời cùng em, có lẽ nàng đã phải lưỡng lự, đắn đo rất nhiều. Nàng rất nghiêm túc và vấn đề Kiều sắp nói ra hẳn phải rất hệ trọng. Kiều biết việc nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng cũng sẽ ít nhiều khiến Thúy Vân cảm thấy bối rối nhưng vì nếu không nói ra lúc này thì có sẽ chẳng còn nhiều cơ hội để thổ lộ với em cho thật rõ ràng và rành mạch. Thế nên, nàng mới bày tỏ sự chân thành và thiết tha đến như vậy.
- “Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.
- Với các lí lẽ khác, Thúy Vân hoàn toàn có thể chối từ, bởi lẻ dầu Kim Trọng hào hoa phong nhã, dẫu Thuý Kiều lo lắng cho chàng nhưng với Thuỷ Vân, chàng chỉ là một người xa lạ. Vì vậy, Thuý Kiều đã thuyết phục em bằng tình ruột thịt sâu nặng: “Xót tình máu mủ thay lời nước non"; xin em giúp nàng cắt được cái gánh nặng đau đớn của món nợ tình yêu: "Chị dù thịt nát xương mòn,/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây". Làm sao Thuỷ Vân có thể chối từ lời câu khẩn tha thiết ấy khi Thuý Kiều đã hi sinh bản thân để cứu cả gia đình: “Một nhà để chị riêng oan một mình"
3. Lí lẽ thuyết phục của Thúy Kiều
- " Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.
+ Tình máu mủ" tình cảm chị em ruột thịt.
+ Lời nước non " lời nguyện ước trong tình yêu.
- " Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.
+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” " chỉ cái chết.
- " Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.
4. Lời dặn dò
- Thúy Kiều đã trao kỉ vật cho Thúy Vân là : chiếc vành với bức tờ mây.
- Lời dặn dò:
“Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.”
- Lời dặn dò này nhất quán với lời nhờ cậy trước đó bởi trong lời nhờ cậy Thúy Kiều đã nói “Chị dù thịt nát xương mòn / Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” đều là dự cảm về cái chết của Thúy Kiều. Sang đến lời dặn dò, có chi tiết “hiu hiu tiếng gió thì hay chị về” là nhắc đến linh hồn của Thúy Kiều sau khi chết sẽ tìm về.
…………………………
Nội dung video Văn bản 2: Trao duyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.