Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Xin chào tất cả các em! Hôm nay chúng ta sẽ khám phá một điều mới mẻ, chắc chắn sẽ mang lại cho các em những kiến thức bổ ích. Các em đã sẵn sàng?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được những yêu cầu của kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).
  • Viết được văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học theo các bước đã hướng dẫn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Để bắt đầu buổi học hôm nay thật hào hứng, các em hãy hoàn thành giúp cô Phiếu khảo sát sau nhé!

VIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đặc điểm kiểu bài văn bản thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học

Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu với nội dung 1, đây là nền tảng quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm kiểu bài văn bản thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học. Em hãy đọc ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày quy những hiểu biết của em về văn bản thuyết minh và những yêu cầu của văn bản thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học.

Video trình bày nội dung:

Lý thuyết về văn bản thuyết minh: 

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được sử dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu hiểu biết trong mọi lĩnh vực đời sống. Kiểu văn bản này gắn liền với tư duy khoa học, với mục đích giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng cần thuyết minh.

- Viết kiểu bài thuyết minh, cần rèn luyện những thao tác, kĩ năng tìm hiểu thông tin, nghiên cứu và trình bày các tri thức một cách chính xác, khách quan. Để văn bản thuyết minh có nội dung phong phú và hấp dẫn, cũng cần lồng ghép một cách hợp lí một số yếu tố khác như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Trọng tâm của kiểu bài thuyết minh là cung cấp thông tin; khác với trọng tâm của kiều bài nghị luận là nêu quan điểm, bàn luận, thuyết phục.

- Với kiểu bài thuyết minh về một tác phẩm văn học, thông tin cần giới thiệu là: tác giả, nhan đề, thể loại, đặc điểm nội dung, đặc sắc nghệ thuật, vị trí của tác phẩm.... Khi thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật, có thể lồng ghép một số yếu tố khác, nhưng cần đảm bảo giữ được đặc trưng về thể loại của một văn bản thuyết minh, nhất là không để lẫn với văn bản nghị luận.

* Yêu cầu của văn bản thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học:

- Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung).

- Giới thiệu khái quát về tác giả. Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm.

- Nếu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học. Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

Để hiểu rõ hơn về bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học, cô muốn các em đọc bài viết tham khảo - bài thuyết minh Truyện Kiều – kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích những nội dung quan trọng trong bài.

Các em hãy thảo luận cặp đôi, dựa vào văn bản Truyện Kiều – kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và trả lời câu hỏi:

  • Bài thuyết minh Truyện Kiều – kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du gồm những nội dung gì? Nội dung nào được tác giả xác định là trọng tâm?
  • Chỉ ra sự kết hợp của một số yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm hoặc nghị luận được sử dụng trong bài thuyết minh.

Video trình bày nội dung:

1. Nội dung của bài thuyết minh Truyện Kiều – kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du

Bài thuyết minh Truyện Kiều - kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du gồm những nội dung: 

1. Giới thiệu tác phẩm 

2. Giới thiệu khái quát về tác giả 

3. Hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại, tóm tắt tác phẩm  

4. Giá trị nội dung của tác phẩm  

5. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm  

6. Vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học 

=> Trọng tâm là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2. Sự kết hợp của một số yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm hoặc nghị luận được sử dụng trong bài thuyết minh

Yếu tố tự sự: kể về cuộc đời của Nguyễn Du và thuật lại cốt truyện của Truyện Kiều.

Yếu tố nghị luận: phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều, khẳng định vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc.

- Yếu tố miêu tả: miêu tả các nhân vật trong Truyện Kiều (Kim Trọng – Nho sinh hòa hoa, phong nhã, Thúy Kiều – người con gái tài sắc, đức hạnh vẹn toàn,…).

…………………………

Nội dung video Bài 6: Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác