Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 2: Con đường mùa đông
Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 2: Con đường mùa đông. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2: CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH
ĐỌC: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS đánh giá được giá trị thẩm mỹ của cấu tứ bài thơ – cấu tứ hành trình nương theo dòng tâm tưởng của nhân vật trữ tình xoay quanh một hình tượng – hạt nhân được nêu ra ngay từ nhan đề bài thơ.
- HS nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là tính đa nghĩa thể hiện qua cách kết hợp từ ngữ, kiến tạo hình tượng trong bản dịch bài thơ Con đường mùa đông.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của một bài thơ nước ngoài có những hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu trưng, nhận biết và phân tích được vai trò của những yếu tố ấy trong bài Con đường mùa đông
- HS đồng cảm được với tâm trạng, cảm xúc suy nghiệm của nhân vật trữ tình trong hành trình trên con đường mùa đông, cũng là hành trình cuộc đời của con người, mối quan hệ tương giao giữa con người với cảnh vật, cội nguồn, khát vọng hạnh phúc và ý thức về sứ mệnh của mỗi người trên đường đời.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Bây giờ cô có nhiệm vụ nhỏ cho các em. Đó là các em hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Và theo em, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Nội dung 1: Tác giả
Ai có thể cho cô và cả lớp biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Puskin nào?
Video trình bày nội dung:
- Puskin là người sáng tạo văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
- Sinh ra trong gia đình quý tộc, Puskin là "mặt trời của thi ca Nga."
- Di sản văn học đặc sắc, đặc biệt là trong thơ trữ tình.
Nội dung 2: Tác phẩm
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận về một trong các câu hỏi sau:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Con đường mùa đông”.
- Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Nội dung thể hiện điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Xuất phát từ cuộc khởi nghĩa 1825, Puskin sáng tác với tâm trạng của nhân dân và riêng mình.
- Bố cục gồm 3 phần, mô tả hành trình vượt qua khó khăn.
Nội dung 3: So sánh bản thơ và dịch nghĩa
Để hiểu rõ hơn về bài giảng, cô muốn các em cùng bạn bên cạnh mình thảo luận và thống nhất câu trả lời cho câu hỏi sau:
- Bạn hãy chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong bản dịch thơ “Con đường mùa đông”.
- Nhận xét về bản dịch nghĩa?
Video trình bày nội dung:
- Bản dịch thơ:
+ Ưu điểm về vần điệu và nhịp điệu, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc độc giả.
+ Tuy nhiên, đôi khi có khoảng cách với nguyên tác
- Bản dịch nghĩa: Thô ráp nhưng có thể trung thành hơn với nguyên tác.
II. NHAN ĐỀ CỦA TÁC PHẨM
Theo các em, nhan đề bài thơ “Con đường mùa đông” gợi cho các em những liên tưởng gì?
Video trình bày nội dung:
- "Con đường" và "mùa đông" kết hợp gợi cảm giác vận động và nỗi buồn lạnh giá.
- Nỗi buồn và vận động đồng hành và xung đột, đặt ra câu hỏi về cách vượt qua
III. KHỔ 1 - CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG – NỖI BUỒN VÀ NỖ LỰC VẬN ĐỘNG VƯỢT QUA TRỞ NGẠI.
Sau khi thảo luận được kha khá vấn đề, vậy ai có thể trả lời cho cô câu hỏi sau không!
- Những hình ảnh nào ở khổ thơ làm nổi bật lên nỗi buồn của nhân vật trữ tình?
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở khổ thơ thứ nhất?
Video trình bày nội dung:
- Hình ảnh buồn bã, trầm lắng, với ánh trăng làm nổi bật nỗi buồn.
- Nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng buồn bã của mình
IV. KHỔ 2-6: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG – CẢNH VẬT VÀ VẬN ĐỘNG TÂM TƯỞNG CỦA NGƯỜI LỮ HÀNH
Để đi sâu hơn nữa vào kiến thức, các em hãy thử thảo luận nhóm và tìm câu trả lời cho hai câu hỏi sau: Thứ nhất, hình ảnh ánh trăng gợi lên trong tâm hồn nhân vật những cảm xúc gì? Thứ hai, mối quan hệ giữa khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật thể hiện điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Ánh trăng làm nổi bật nỗi buồn, nhưng nhân vật vận động vượt qua khó khăn.
- Sự tương phản giữa ngoại cảnh và tâm tưởng, biểu hiện sự vận động không ngừng về phía trước.
V. KHỔ 7: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG – VỮNG BƯỚC HÀNH TRÌNH CÙNG NHỮNG ĐIỂM TỰA TINH THẦN VÀ Ý THỨC VỀ SỨ MỆNH.
Các em có nhận thấy điều gì đã trở thành điểm tự tinh thần cho nhân vật trữ tình không? Hay nhân vật giờ đây đã ý thức về sứ mệnh như thế nào? Sự ý thức đó có tác dụng gì trong hoàn cảnh hiện tại? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Video trình bày nội dung:
- "Nhi-na" và "ngày mai" trở thành điểm tựa tinh thần cho nhân vật trữ tình.
- Ý thức về sứ mệnh giúp vượt qua nỗi buồn và tạo ra sự hài hòa.
VI. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI
Vậy sau khi đã tìm hiểu chi tiết, có bạn nào muốn xung phong trả lời câu hỏi sau không:
- Nhận xét về sự kết hợp cấu tứ bài thơ?
- Những hình ảnh được miêu tả thể hiện điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Cấu tứ hình ảnh kết hợp với mâu thuẫn tâm trạng, giải quyết mâu thuẫn, tạo cảm xúc hài hòa.
- Hình ảnh gần gũi với đời sống, kết hợp nghệ thuật mô tả, tạo nên tác phẩm nghệ thuật sâu sắc của tác giả.
……………………..
Nội dung video BÀI 2: ĐỌC: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.