Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 2: Nhớ đồng
Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 2: Nhớ đồng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2: CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH
ĐỌC: NHỚ ĐỒNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ: khát khao tự do, khát khao một sự thay đổi mang tính cách mạng trên quê hương
- HS nhận biết và phân tích được đặc điểm cấu tứ cùng hệ thống hình ảnh tổ chức xoay quanh trục cảm xúc Nhớ đồng của bài thơ.
- HS nhận biết và phân tích được dấu ấn tượng trưng trong bài thơ, chỉ ra được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua hệ thống ngôn từ của văn bản
- HS biết trân trọng tình cảm gắn bó máu thịt với cảnh sắc con n
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo trải nghiệm của em, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Nội dung 1: Chủ đề, cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận về một trong các câu hỏi sau:
- Mô tả về các văn bản thơ, mỗi tác phẩm chứa đựng những chủ đề tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Liệt kê tên và thể loại của các văn bản đọc chính và kết nối chủ đề.
Video trình bày nội dung:
- Mô tả về các văn bản thơ, mỗi tác phẩm chứa đựng những chủ đề tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Liệt kê tên và thể loại của các văn bản đọc chính và kết nối chủ đề.
Nội dung 2: Khám phá tri thức ngữ văn
Để hiểu rõ hơn về bài giảng, cô muốn các em cùng bạn bên cạnh mình thảo luận và thống nhất câu trả lời cho câu hỏi sau:
- Giải thích về cấu tứ trong thơ và quan hệ với ý thức sáng tạo của nhà thơ.
- Nói về yếu tố tượng trưng trong thơ và vai trò của nó trong sáng tạo thơ.
Video trình bày nội dung:
- Giải thích về cấu tứ trong thơ và quan hệ với ý thức sáng tạo của nhà thơ.
- Nói về yếu tố tượng trưng trong thơ và vai trò của nó trong sáng tạo thơ.
II. TÌM HIỂU CHUNG
Trong lớp mình, có bạn nào từng tìm hiểu thông tin về cuộc đời - sự nghiệp tác giả Tố Hữu? Và biết Tố Hữu từng được nhận danh hiệu gì? Hãy chia sẻ cho cả lớp nghe nào!
Video trình bày nội dung:
- Cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu.
- Danh hiệu "lá cờ đầu" của nền thơ ca Cách Mạng Việt Nam.
- Danh sách và mô tả các tác phẩm chính của ông.
III. NHAN ĐỀ, BỐ CỤC VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO CỦA TÁC PHẨM
Sau khi thảo luận được kha khá vấn đề, vậy ai có thể trả lời cho cô câu hỏi sau không!
- Ý nghĩa đặc biệt của nhan đề "Nhớ đồng” là gì?
- Nhận xét về bố cục bài thơ. Nội dung các phần thể hiện điều gì?
- Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Nhớ đồng”?
Video trình bày nội dung:
- Nhan đề: Ý nghĩa đặc biệt của nhan đề "Nhớ Đồng" và cách nó chi phối cả tác phẩm.
- Bố cục của bài thơ: Phân chia bài thơ thành đoạn, với đoạn đầu thể hiện nỗi nhớ về thế giới ngoài nhà lao, đoạn sau tập trung vào nỗi nhớ về hoạt động cách mạng.
- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ trải qua cả tác phẩm, thể hiện sự đau đớn, say mê lý tưởng, và niềm khao khát tự do.
IV. NỖI NHỚ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI VỚI NHỮNG CẢNH VỚI NHỮNG CON NGƯỜI ĐẶC TRƯNG CỦA QUÊ NGHÈO
Theo các em, những hình ảnh nào gợi lên nỗi nhớ của nhân vật trữ tình? Mạch cảm xúc được khơi mở thể hiện điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Nỗi nhớ gắn với những hình ảnh con người đặc trưng của quê nghèo: Mô tả nỗi nhớ với hình ảnh và người dân của quê nghèo.
- Khơi mở mạch cảm xúc của bài: Thể hiện tâm trạng thông qua tiếng hò, tiếng than khắc khoải, và hình ảnh đồng quê.
V. NỖI NIỀM CHỦ THỂ TRỮ TÌNH
Vậy sau khi đã tìm hiểu chi tiết, có bạn nào muốn xung phong trả lời câu hỏi sau không:
- Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Tâm trạng và những cảm xúc đó được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Video trình bày nội dung:
- Chìm đắm trong nỗi nhớ và thương mến, cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hình ảnh của người mẹ và bản thân.
- Khám phá sự thay đổi từ thời kỳ chưa tiếp cận lý tưởng đến khi gặp được lí tưởng cách mạng.
VI. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI
Ai có thể chỉ ra cảm hứng chủ đạo và nét đặc trưng của bài thơ “Nhớ đồng” nào. Qua đó, em có thể nêu cảm nhận của em về những cảm xúc, tâm tình được tác giả bộc lộ trong bài thơ cho mọi người cùng nghe nhé!
Video trình bày nội dung:
Đặc trưng của thể loại bài thơ "Nhớ Đồng" với cảm hứng chủ đạo là niềm nhớ, thương mến, và khao khát tự do, được thể hiện qua cấu trúc và ngôn ngữ sáng tạo.
……………………..
Nội dung video BÀI 2: ĐỌC: NHỚ ĐỒNG còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.