Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6: Độc Tiểu Thanh kí

Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6: Độc Tiểu Thanh kí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3: ĐỘC TIỂU THANH KÍ

Chào các em! Các em có biết rằng hôm nay chúng ta sẽ khám phá một bài thơ vô cùng đặc biệt? Hãy cùng cô bắt đầu hành trình này nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trên cơ sở những hiểu biết chung về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, vận dụng kinh nghiệm để đọc hiểu bài Độc Tiểu Thanh kí để tự thực hành đọc hiểu một số bài thơ chữ Hán của ông.
  • Nhận diện các biểu hiện, phân tích được giá trị của biện pháp tu từ đối trong thơ Đường luật; đặc biệt nhấn mạnh phương diện đối về ý.
  • Lí giải và cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả thông qua các sáng tác thơ ca chữ Hán.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Để bắt đầu buổi học hôm nay thật hào hứng, các em hãy thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau đây:

  • Kể tên một số tác phẩm văn chương Việt Nam mà em biết viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Để hiểu rõ hơn về văn bản, chúng ta cần khám phá những thông tin cơ bản về tác phẩm. Đây chính là bước đầu tiên giúp chúng ta tiếp cận tác phẩm một cách hiệu quả.

Cô mời một bạn đọc to, rõ ràng văn bản “Độc Tiểu Thanh kí”. Với văn bản này, các em nhớ cần đọc thật diễn cảm nhé!

Sau khi nghe bạn đọc, các em hãy trả lời cho câu hỏi sau đây:

  • Văn bản “Độc Tiểu Thanh kí” có xuất xứ như thế nào?
  • Em hãy xác định bố cục, ý nghĩa nhan đề, nội dung chính của văn bản?
  • Em hiểu như thế nào về câu thơ; “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”?

Video trình bày nội dung:

1. Xuất xứ văn bản “Độc Tiểu Thanh kí”.

- Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán đặc sắc nhất của Nguyễn Du.

- Về thời điểm sáng tác bài thơ, hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm được đa số tán thành cho rằng bài thơ được làm khi tác giả ở trong nước và đọc được câu chuyện về Tiểu Thanh. Nếu đúng vậy thì đây là một bài thơ điều đặc biệt, điều từ xa, dựa trên việc đọc truyện và cảm thương về số phận con người thông qua trang sách.

- Bài thơ viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Bản gốc chữ Hán của bài thơ hiện chưa truy khảo được. Văn bản được sưu tầm từ nguồn tư liệu của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, sau đó được các nhà biên soạn sách xếp vào Thanh Hiên thi tập.

2. Bố cục, ý nghĩa nhan đề, nội dung chính của văn bản Độc Tiểu Thanh kí.

- Bố cục: có thể chia  thành 4 phần theo bố cục: đề - thực – luận – kết.

  • Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại.
  • Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.
  • Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.
  • Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.

- Nhan đề: “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)

+ Kí: những ghi chép

+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh

→ “Độc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).

- Nội dung chính: là câu chuyện về nàng Tiểu Thanh, thể hiện suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời toát lên giá trị nhân đạo cao cả.

3. “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư có các cách hiểu cơ bản như sau:

- “Riêng mình ta khóc thương nàng thông qua việc đọc trước cửa sổ tập sách chép thơ của nàng” (hoặc)“Ta chỉ viếng nàng qua bài kí đọc trước cửa sổ mà thôi”. Trong cách dịch này, tập sách chép thơ của Tiểu Thanh là “cầu nối”, là phương tiện để tác giả thể hiện sự xót thương.

- “Riêng mình ta khóc thương mảnh giấy tàn bay ngoài cửa sổ". Trong cách dịch này, “đối tượng” trực tiếp của sự xót thương mà tác giả nói đến là “nhất chi thư, một mảnh giấy; tức xót xa cho số phận của cái đẹp bị rơi rụng, bị tàn tạ; số phận một nàng Tiểu Thanh cụ thể chi được gợi qua mảnh giấy mà thôi.

- “Riêng ta viếng nàng qua một tờ giấy trước cửa sổ” (hoặc) “Riêng ta viếng nàng bằng việc đề mấy chữ trên một tờ giấy trước cửa sổ. Cách dịch này hiểu “thư là động từ (viết, đề thơ); tác giả đề thơ trên một trang giấy để viếng Tiểu Thanh.

Nội dung 2: Mối quan hệ về nội dung giữa các câu thơ

Khi đọc một bài thơ, không chỉ từng câu thơ mang ý nghĩa riêng lẻ, mà chúng còn gắn kết với nhau tạo nên một bức tranh tổng thể về nội dung và cảm xúc. Vậy các câu thơ trong văn bản này liên kết với nhau như thế nào? Chúng bổ sung, phát triển ý nghĩa cho nhau ra sao? Hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ về nội dung giữa các câu thơ để hiểu sâu hơn thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

Các em thực hiện làm việc theo nhóm, đọc lại văn bản “Độc Tiểu thanh kí” và trả lời câu hỏi sau:

  • Theo em, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
  • Em hãy chỉ ra và nhận xét mối quan về đối về ý trong hai câu thực.

Video trình bày nội dung:

1. Mối quan hệ giữa câu 1 và câu 2

-  Về mặt nội dung, dễ nhận thấy câu 1 nhắc đến cảnh đẹp Tây Hồ, thắng cảnh nổi tiếng ở Hàng Châu (Trung Quốc), là địa danh gắn liền với cuộc đời và số phận cụ thể của Tiểu Thanh – “đối tượng” được tác giả điều viếng trong câu 2. Mạch ý giữa câu 1 và câu 2 là nối tiếp.

- Về mặt cấu tứ là sự đồng hiện của quá khứ và thực tại trong xúc cảm nội tâm của nhà thơ: Cảnh đẹp huy hoàng của quá khứ (cảnh đẹp Tây Hồ) trải biến thiên dầu bề, giờ đây đồ nát phôi pha; trước khung cảnh thực tại ấy, riêng ta ngậm ngùi xót thương cho số phận oan khiên của kẻ tài hoa mệnh bạc ngày trước. Cảm xúc về đời thế và sự hoài cảm về số phận con người đan xen trong hai câu thơ này.

2. Mối quan về đối về ý trong hai câu thực

– Biểu hiện và mối quan hệ đối về ý trong hai câu thực:

Chi phấn// hữu thần// liên/ tử hậu,

Văn chương// vô mệnh// lụy/ phần dư.

(Son phấn vì có thần nên vẫn phải xót xa về những việc sau khi chết, Văn chương không có số mệnh, phải chịu luỵ bị đốt dở.)

+ “Son phấn” (vẻ đẹp thần sắc dung nhan [bên ngoài) và “văn chương” (vẻ đẹp tâm hồn tài năng (bên trong]);

+“Có”thần thái (son phấn có hình sắc cụ thể toát ra thần thái, là cái thấy được) và “không” có thân mệnh (văn chương vốn không có thân xác, vô hình, chỉ có thể cảm nhận);

+“Son phấn” phải chịu nỗi xót xa ngay cả khi đã chết còn “văn chương” thì bị đốt chỉ còn sót lại.

Nhận xét về đối ý trong hai câu thực:

+ Về đầu của mỗi câu có biểu hiện đối lập (tương phản): son phấn (vẻ đẹp hồng nhan, hình sắc, bên ngoài) và văn chương (vẻ đẹp tinh thần, tâm hồn, bên trong); son phấn thì có linh hồn còn văn chương thì không có thân mệnh.

+ Về sau của mỗi câu có xu hướng thống nhất (tương thành): cả son phấn và văn chương đều phải chịu số phận oan khiên; “son phấn” phải chịu nỗi đau tinh thần (xót xa về những việc xảy ra sau khi chết) còn “văn chương” phải chịu nỗi đau thể xác (bị đốt).

Đối ý trong hai câu thơ thể hiện sự khái quát hoá sâu sắc về số phận của cái đẹp nói chung.

…………………………

Nội dung video Văn bản 3: Độc Tiểu Thanh kí còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác