Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 3: Một thời đại trong thi ca

Video giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 3: Một thời đại trong thi ca. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

ĐỌC: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • HS nhận biết và phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản.
  • HS nhận biết và phân tích được các luận điểm, lí lẽ bằng chứng cũng như mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản, nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.
  • HS nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, vai trò của các yếu tố thuyết minh biểu cảm trong văn bản nghị luận.
  • HS liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng quan niệm, xu thế ( kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học) của thời kì 1930-1945 để hiểu văn bản sâu sắc hơn
  • HS có thái độ sống trung thực, trách nhiệm yêu tiếng Việt.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Bây giờ, cả lớp sẽ tìm hiểu bài bằng các trả lời các câu hỏi sau của cô nhé!

  • Có bao giờ em băn khoăn khi phải phân biệt cái mới và cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình?
  • Các em hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu chung

Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé! Đó là:

Tác giả:

  • Tìm hiểu thông tin về tác giả Hoài Thanh.
  • Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Hoài Thanh.

Tác phẩm:

  • Một thời đại trong thi ca được trích trong tác phẩm nào của Hoài Thanh?
  • Nội dung văn bản phản ánh về vấn đề gì?
  • Xác định bố cục nội dung của văn bản và nêu nội dung từng phần.

Video trình bày nội dung: 

* Tác giả:

- Sinh năm 1909 – 1982, xuất sắc trong phê bình văn học.

- Tác phẩm: "Văn chương và hành động", "Thi nhân Việt Nam 1932-1941", "Có một nền văn hóa Việt Nam",...

+ Được trao Giải Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

* Tác phẩm:

- Xuất xứ:

+ Là tiểu luận mở đầu "Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941".

+ Phản ánh phong trào thơ mới trong giai đoạn phát triển cao.

-  Bố cục: 3 phần

+ Phần 1:  Từ đầu đến nhìn vào cái đại thể: Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến hồn ta cùng Huy Cận: Tinh thần thơ mới chữ tôi.

+ Phần 3: Còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó

Nội dung 2. Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

Để củng cố kiến thức, chúng ta sẽ làm một số bài tập nhỏ như sau:

  • Chỉ ra những khó khăn mà tác giả đã nêu trong quá trình xác định tinh thần thơ mới?
  • Trình bày những nguyên tắc xác định?

Video trình bày nội dung: 

- Khó khăn:

+ Ranh giới thơ mới và thơ cũ không luôn rõ ràng.

+ Cả thơ mới và thơ cũ đều có ưu điểm và nhược điểm.

- Nguyên tắc xác định:

+ So sánh bài hay với bài hay, không dựa vào bài dở.

+ Nhìn vào cái đại thể, không tập trung vào chi tiết.

Nội dung 3. Tinh thần thơ mới

Hãy cùng nhau vận dụng những kiến thức đã học để trả lời những câu hỏi nhé!

  • Nhận xét và diễn giải về cái “tôi” trong tinh thần thơ mới?
  • Thơ mới và thơ cũ có những đặc điểm như thế nào?
  • Nêu những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng để làm rõ tinh thần thơ mới?

Video trình bày nội dung: 

- Chữ "tôi":

+ Bản chất: Ý thức cá nhân giải phóng.

+ Hành trình: Lạ lẫm, chập chữ, quen biết, đáng thương và tội nghiệp.

- Thơ mới và thơ cũ:

+ Thơ mới là tiếng nói cá nhân tuyệt đối, gắn liền với cá nhân.

+ Thơ cũ là tiếng nói đoàn thể, cộng đồng, dân tộc.

- Thủ pháp nghệ thuật:

+ So sánh, đối chiếu với cái ta và thời đại, lịch sử.

….

……………………..

Nội dung video Bài 3: Một thời đại trong thi ca còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác