Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 6 Nói và nghe

Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 6 Nói và nghe. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU MỘT TÁC PHẨM THƠ

Chào các em! Mỗi bài học là một chuyến phiêu lưu, và hôm nay chúng ta sẽ cùng bắt đầu một chuyến hành trình mới. Cùng khám phá nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Biết cách lựa chọn một tác phẩm thơ xứng đáng để được bình luận.
  • Nắm được những yêu cầu cơ bản của việc trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Để bắt đầu bài học, các em hãy chuẩn bị cho bài nói trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một tác phẩm thơ.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Những điều cần chú ý

Các em hãy mở sách giáo khoa và nêu yêu cầu về nói về trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ.

Sau đó, cô sẽ dành khoảng 5 phút để các em tự soát lại nội dung bài nói mà mình đã chuẩn bị ở nhà. Hãy dựa vào những hướng dẫn trong sách giáo khoa và các nhiệm vụ mà cô đã giao trước đó để xem lại và hoàn thiện bài nói của mình nhé.

Video trình bày nội dung:

+ Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung trình bày

+ Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ.

+ Có thái độ thân thiện tôn trọng người nghe

Nội dung 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bây giờ, các em hãy trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong đề bài: Hãy giới thiệu một bài thơ có yếu tố tượng trưng mà em tâm đắc. (Lựa chọn bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử)

Trước khi thực hành nói và nghe, các em cần chuẩn bị:

+ Xem lại nội dung dàn ý của phần Viết

+ Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video… và máy chiếu, màn hình nếu có.

Các em cần trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ.

Video trình bày nội dung:

a. Mở bài phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ

-  Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới

- Khái quát về đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

b. Thân bài phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

- Khổ 1: bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ lúc bình minh

+ Sử dụng câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” đặt ở đầu bài thơ vừa như lời trách nhẹ nhàng của cô gái vừa như lời tự trách của Hàn Mặc Tử

+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:

· “nắng hàng cau – nắng mới lên”

· “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"

+ Hình ảnh con người: mặt chữ điền – gợi vẻ đẹp phúc hậu, kín đáo vè một bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp, tràn đầy sức sống, trong trẻo, tinh khiết và phải chăng ẩn sau nó là tiếng nói rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát khao sống.

-  Khổ 2: khung cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng

+ Hai câu đầu: thiên nhiên chia lìa và mang đầy tâm trạng

· Sự chia lìa đôi ngả của mây và  gió: gió theo lối gió mấy đường mây

· Nghệ thuật nhân hóa diễn tả tâm trạng: dòng nước buồn thiu

· Sự chuyển động nhẹ nhàng của cảnh vật: hoa bắp lay

=> Mặc cảm chia lìa, nỗi buồn của tác giả

+ Hai câu sau:

· Hình ảnh thuyền trăng, sông trăng: sáng tạo nghệ thuật độc đáo, biểu tượng của hạnh phúc, của cõi mộng

· “Kịp”: bình dị song nó đã hé mở ra cho người đọc về sự cảm nhận và tâm thế sống của tác giả – sống là phải chạy đua với thời gian.

=> Hai câu thơ khép lại khổ thơ thứ hai vừa như một sự hoài nghi vừa như một sự mong mỏi, hi vọng của tác giả – khát vọng hòa mình với cuộc đời, với thiên nhiên, với con người.

- Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ

+ Điệp từ “khách đường xa”

+ Nghệ thuật hoán dụ cùng từ ngữ đặc tả sắc trắng:  Áo em trắng quá nhìn không ra

+ Câu thơ đa nghĩa: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

+ Câu hỏi tu từ chứa điệp từ “ai”: Ai biết tình ai có đậm đà

=> Nhấn mạnh một cách sâu sắc mặc cảm chia li, tâm trạng chưa nhiều uẩn khúc – một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa trong vô vọng

3. Kết bài phân tích tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình tượng đặc sắc, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của thôn Vĩ, đồng thời, đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, mong muốn tha thiết gắn bó với cuộc sống.

…………………………

Nội dung video Bài 6: Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm thơ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác