Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Tôi yêu em
Video giảng ngữ văn 11 Cánh diều bài 1 Tôi yêu em. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: TÔI YÊU EM
Xin chào các em, các em hãy cùng cô tìm hiểu về bài học hôm nay nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB thơ qua văn bản Tôi yêu em
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em đã từng đọc bài thơ nào của nhà thơ Pu-skin chưa? Kể tên 1 số tác phẩm mà em biết?
Pu-skin được biết đến là một đại thi hào lớn của văn học Nga. Không chỉ có ảnh hưởng đến văn học nước Nga mà ông còn là nhà thơ với tầm ảnh hưởng đến nền văn học thế giới. Sáng tác của Pu-skin vô cùng đồ sộ trong đó không thể không kể đến tác phẩm Tôi yêu em – một tác phẩm tình yêu trở thành kinh điển được rất nhiều người biết đến. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thứ tình yêu say mê, cuồng nhiệt và cao thượng đó qua văn bản Tôi yêu em.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. TÌM HIỂU CHUNG
Nội dung 1: Tác giả
- Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của A – lếch –xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin?
- Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
Video trình bày nội dung:
- Tên: A – lếch –xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin
- Năm sinh: 1799 -1837
- Được sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mát-xcơ-va
- Người đặt nền móng đầu tiên cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX
- Các sáng tác của ông thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga cùng khát khao tự do và tình yêu.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm có: Tôi yêu em, Ep-ghê –nhi Ô –nhê-ghin, Con đầm pích.
Nội dung 2: Tác phẩm
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Tôi yêu em”?
- Nêu chủ đề của bài thơ? Bài thơ tôn vinh điều gì?
- Nhan đề “Tôi yêu em” do ai đặt? Tên nguyên bản của bài thơ là gì? Tại sao lại lấy tên “Tôi yêu em”? Trong tiếng Nga có thể dịch 3 chữ đầu là gì?
- Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản?
Video trình bày nội dung:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Thời kì sống ở Xanh Pê –téc-bua, Pu-skin thường hay lui tới nhà vị Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ người làm nghệ thuật và cũng vì cô con gái chủ nhà là A.A Ô-lê-nhia xinh đẹp
- Mùa hè năm 1828, Pu-skin ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời
- Năm 1829, bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ.
* Chủ đề bài thơ: Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người:
- Con người biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành đằm thắm
- Trong tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm – nhất là tình yêu đơn phương.
* Ý nghĩa nhan đề:
- Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
- Trong tiếng Nga có thể dịch ra thành: tôi yêu em, tôi yêu chị, tôi yêu cô, anh yêu em.
- Song người dịch chọn “Tôi yêu em” đảm bảo 2 tiêu chí:
+ Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
+ Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
* Bố cục: Bài thơ chia làm 3 phần
- Phần 1: Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
- Phần 2: câu 5 và 6: Thể hiện nỗi đau tuyệt vọng
- Phần 3: Hai câu còn lại: Sự chân thành vị tha cao thượng của nhân vật trữ tình
2. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Nội dung 1: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
- Hai câu đầu:
+ Nêu tác dụng của đại từ “tôi”?
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?
+ Nhận xét về giọng thơ trong hai câu đầu?
+ Qua hai câu thơ đầu tình yêu của nhân vật tôi được thể hiện như thế nào?
- Hai câu thơ sau:
+ Nhận xét về giọng thơ trong hai câu sau?
+ Phân tích sự đối lập có trong hai câu thơ?
+ Tại sao sự day dứt do những mâu thuẫn giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay?
+ Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào?
Video trình bày nội dung:
* Hai câu đầu:
- Nhân vật trữ tình xưng “tôi” => Sắc thái trang trọng, vừa xa cách, vừa gần gũi
+ Tôi yêu em: Lời giãi bày, bộc bạch tình cảm chân thành thiết tha.
+ Ngọn lửa tình: Hình ảnh ẩn dụ thể hiện tình yêu cháy bỏng, nồng nàn
+ Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”; “chưa hẳn”
=> Qua hai câu thơ đầu là lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung
* Hai câu thơ sau:
- Giọng thơ có sự thay đổi đột ngột bởi từ “Nhưng” quan hệ tương phản -> mạch thơ thay đổi đột ngột -> tạo mâu thuẫn trong tâm trạng cảm xúc.
+ Không: quyết định chối bỏ dứt khoát
+ Bận lòng, bóng u hoài: Sự éo le trong tình cảm của các nhân vật trữ tình.
=> Lý trí >< tình cảm
=> Sự day dứt do những mâu thuẫn giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa.
=> Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.
...........
Nội dung video bài 1: Tôi yêu em còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.