Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Một người Hà Nội
Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Một người Hà Nội. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
Chào các em! Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho một buổi học đầy cảm hứng, nơi mà văn chương sẽ dẫn dắt chúng ta đến những miền đất mới của tri thức và cảm xúc nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nắm được vị trí của Nguyễn Khải trên văn đàn Việt Nam: là một nhà văn lớn nhà báo và nhà giáo dục nổi tiếng của Việt Nam. Các tác phẩm của ông thường tập trung vào việc phân tích con người và xã hội trong thời đại của mình.
- Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Một người Hà Nội” qua hình tượng nhân vật Cô Hiền. Từ đó hiểu được những nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: cách kể chuyện, giọng văn, chất triết lý.
- Biết được những vai trò, tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt trong thời đại ngày nay.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Để chuẩn bị cho nội dung chính, chúng ta sẽ bắt đầu bằng một hoạt động khởi động nho nhỏ. Các em hãy xem một video ngắn về văn hóa truyền thống của Hà Nội sau đây. Sau khi xem xong video, em hãy nêu nhận xét, cảm nhận chung về nội dung video.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu chung
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tác phẩm, chúng ta cần bắt đầu bằng việc khám phá các thông tin chung về văn bản. Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, trình bày những nét chung và hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khải và văn bản “Một người Hà Nội”.
Video trình bày nội dung:
1. Tác giả: Nguyễn Khải (1930 – 2008)
a. Cuộc đời, con người
- Quê: Người Nam Định
- Được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ qua khai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
b. Sự nghiệp
- Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)… Tác phẩm tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông. Tác phẩm cuối cùng của ông là tuỳ bút “Đi tìm cái tôi đã mất” (2006) ghi lại những trăn trở của Nguyễn Khải vào những năm cuối đời.
- Chủ đề khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
- Vị trí: Ông là nhà văn có sức viết dồi dào, có một phong cách riêng, độc đáo đã góp cho nền văn học cách mạng nhiều tác phẩm thực sự có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Sáng tác của nhà văn thể hiện một cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Truyện ngắn Một người Hà Nội sáng tác năm 1990.
+ Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
- Bố cục: chia thành 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em: Giới thiệu về cô Hiền.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.
+ Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mĩ
+ Phần 4: Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ hòa bình, đổi mới.
- Tóm tắt truyện: HS tự tóm tắt
Nội dung 2: Tìm hiểu nhan đề tác phẩm
Nhan đề của một tác phẩm thường không đơn thuần là tên gọi. Hãy cùng nhau xem xét kỹ hơn về nhan đề này, và suy nghĩ xem nó có liên quan như thế nào đến nội dung và cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải.
Dựa vào phần tìm hiểu, chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Một người Hà Nội”?
Video trình bày nội dung:
- Từ ngữ:
+ Địa danh Hà Nội – mảnh đất trung tâm, trái tim của đất nước, đặc biệt trong thời chiến
+ “Một người”: một đặc điểm, một người đặc trưng của Hà Nội
- Ý nghĩa:
+ Kết lắng lại những suy tư của tác giả về bà Hiền – một người Hà Nội tiêu biểu trong những người Hà Nội. Trong mắt nhìn của tác giả, bà Hiền là biểu tượng của đất Hà thành, một thế hệ mang đậm “chất kinh kì” còn ở lại cùng Hà Nội hôm nay.
+ Tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.
+ Kích thích trí tò mò, hứng thú của độc giả vừa thể hiện những suy tư của tác giả về con người, tính cách, lối sống Hà Nội trước những biến thiên của lịch sử.
Nội dung 3: Tìm hiểu nhân vật
Nhân vật là linh hồn của một tác phẩm văn học. Nhân vật trong tác phẩm thường có nhiều tầng ý nghĩa. Các em hãy cùng cô suy nghĩ xem, mỗi nhân vật mang theo mình những giá trị gì và thông qua họ, tác giả muốn nói lên điều gì? Các em hãy lần lượt trả lời các câu hỏi tương ứng từng phần để tìm hiểu câu chuyện.
+ Xác định tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội. Dựa vào những chi tiết nào để có thể xác định như thế? Vì sao nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
+ Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?
+ Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hoà với lời người kể chuyện. Hãy nêu ý kiến của em về nhận định đó.
+ Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?
Video trình bày nội dung:
a. Nhân vật cô Hiền
* Lai lịch: Gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình nề nếp, yêu văn chương
* Nếp sống thanh lịch dù thời cuộc có đầy biến động
- Hôn nhân: Nghiêm túc, thực tế
- Sinh con: Có ý thức trách nhiệm.
- Quản lý gia đình: Chủ động, tự tin trong vai trò của người mẹ, người vợ.
- Dạy con: Chú ý đến ″văn hóa của người Hà Nội″
- Cách sinh hoạt: không thay đổi trước biến động của thời cuộc.
* Phẩm chất:
- Thông minh, tỉnh táo và thức thời:
+ Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.
+ “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”.
+ Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: tôn trọng danh dự của con, bằng lòng cho con ra trận.
→ Là người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
+ Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước.
· Chồng muốn mua máy in => ngăn cản vì nhận rõ việc làm này sẽ vi phạm chính sách.
· Mở cửa hàng đồ lưu niệm để đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc lột bất kì ai.
- Có đầu óc thực tế, sự trung thực, thẳng thắn:
+ Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông.
+ Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập trường.
+ Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.
+ Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.
+ Nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thỏa mãn của con người sau chiến thắng.
→ Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo, không bị cuốn theo tâm lí đám đông..
+ Khi cháu là cán bộ cách mạng về chơi, chồng và con gọi là “đồng chí”, bà nhắc nhở phải gọi là “anh Khải” ⇒ biết nhìn nhận mọi việc theo đúng bản chất, thức thời nhưng không xu thời.
+ Khi cháu – người cách mạng hỏi về cuộc sống mới khi giải phóng, bà nhận xét thẳng thắn, sắc xảo, không giấu diếm.
- Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:
+ Ở lại Hà Nội, không đi sơ tán
→ Có tình yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, dù mọi người sơ tán nhưng cô cùng những người bạn của mình vẫn cố gắng bám trụ để giữ Hà Nội, sống cùng Hà Nội bởi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc đời cô.
+ Dặn dò bọn trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”
+ Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.
=> Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng
=> biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.
b. Nhân vật người kể chuyện
- Xưng “tôi” – “đồng chí Khải”, là “anh Khải” – truyện được kể ở ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn, nhận định của nhân vật “tôi”
=> Tăng tính chân thật, sức hấp dẫn cho câu chuyện.
- Lai lịch:
+ Một người lính cụ Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô.
+ Là cháu – họ hàng xa của nhân vật cô Hiền.
=> người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc; cảm nhận những việc được và chưa được trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, sống những năm tháng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, vui sướng và xúc động với đại thắng mùa xuân năm 1975 của dân tộc
=> Có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời trong thời kì đổi mới.
- Tính cách, phẩm chất:
+ Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
· Từng sống gắn bó với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường.
· Khi trẻ, thấy Hà Nội đẹp ở cái vẻ ngoài rực rỡ, náo nhiệt với bao nhiêu “phố phường” lung linh “ánh điện”
· Khi có tuổi, lại thấy Hà Nội đẹp ở vẻ trầm mặc, cổ kính
· Niềm say mê lớn nhất với Hà Nội là những con người Hà Nội hào hoa, có bản lĩnh văn hoá, những người “mặc cái áo quá chật”, lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội”, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Hà Nội – chính là cô Hiền.
+ Có ý thức khẳng định kinh nghiệm cá nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có óc hài hước và cái nhìn nhân hậu
· Nhận ra “Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà không buôn bán được vài ngàn củ thuỷ tiên nhỉ?”
· Cảm phục nhân dân mình sống một đời bình dị mà toả sáng nhân cách cao cả: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”
=> Cái nhìn lịch lãm, sâu sắc, thiên về kể, ít tả và kể bằng phân tích, bình luận, kể bằng những gì mình đã chứng kiến, trải qua, đã nghiệm thấy
=> Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân bằng một giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý cùng ngôn ngữ vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý
…………………………
Nội dung video Bài 5: Văn bản: Một người Hà Nội còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.