Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Thực hành tiếng việt

Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Thực hành tiếng việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • HS phân biệt được các đặc của biện pháp tu từ đối
  • HS phân tích được ý nghĩa của sử dụng biện pháp tu từ đối trong văn bản

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

"Các em đã từng đọc hoặc học những bài thơ nào có sử dụng biện pháp tu từ đối? Hãy chia sẻ với các bạn về những bài thơ đó nhé!

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Lý thuyết

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc trưng của bi kịch

Trước khi đi sâu vào bài giảng, cô có một số câu hỏi sau muốn cả lớp trả lời:

  • Phép đối là gì?
  • Nêu tác dụng của phép đối?
  • Nêu dấu hiệu nhận biết phép đối?

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm

+ Phép đối là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.

-   Tác dụng

+ Việc sử dụng phép đối muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.

-   Dấu hiệu nhận biết phép đối

+ Số lượng âm tiết của hai vế đối bằng nhau

+ Các từ đối nhau phải cùng từ loại với nhau

+ Các từ đối nhau hoặc đồng nghĩa với nhau, hoặc trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Nội dung 2. Hướng dẫn giải bài tập SGK

Nhiệm vụ 1. Bài tập 1

Bây giờ, cô sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận về một trong các câu hỏi sau:

Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những câu thơ dưới đây. Phân tích một cặp đối để thấy các từ ngữ và cấu trúc câu trong cặp ấy đối nhau về những mặt nào. 

a)

Khúc sông, bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong

(Ca dao)

b)

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c)

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

(Nguyễn Khuyến)

Video trình bày nội dung:

a. Bên lở ><bên bồi, đục >< trong => Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở bên bồi của khúc sông. Tiểu đối.

b. Lom khom >< lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi >< bên sông (vị trí địa hình). => Biện pháp trường đối nhằm nhấn mạnh sự sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c. Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh sóng biếc ><  lá vàng, lơ lửng >< quanh co, xanh ngắt >< vắng teo => trường đối. 

……………………..

Nội dung video BÀI 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video

Xem video các bài khác