Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 3 Nói và nghe

Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 3 Nói và nghe. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

NÓI VÀ NGHE THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- HS biết cách lựa chọn một vấn đề xứng đáng để được bình luận

- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Theo em, khi thảo luận về một vấn đề, chúng ta cần quan tâm đến những điều gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Những điều cần lưu ý

Theo em, khi thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cần làm gì?

Video trình bày nội dung: 

Khi thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, cần:

- Lựa chọn vấn đề thảo luận như đã gợi ý trong phần Viết.

- Tìm hiểu kĩ lưỡng nội dung vấn đề cần thảo luận.

- Xác định rõ ràng những người thảo luận với mình là ai để có cách trình bày phù hợp (có thể có người nghe giả định)

- Xác định thời lượng trình bày ý kiến của bản thân.

- Chuẩn bị dàn ý cho phần trình bày ý kiến của bản thân, tránh viết thành văn để đọc.

- Chuẩn bị các phương tiện: tranh, ảnh, video,…máy chiếu, màn hình,

- Các ý kiến đưa ra trong cuộc thảo luận có thể trái ngược nhau. Người nghe cần nắm được ý kiến và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức nói; đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. Người nói và người nghe cần tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa.

=> HS Trình bày nội dung chuẩn bị

Nội dung 2. Chuẩn bị bài nói

Bây giờ, cả lớp sẽ tìm hiểu bài bằng các trả lời các câu hỏi sau của cô nhé!

a. Chuẩn bị

  • Nêu những sản phẩm cần chuẩn bị?
  • Yêu cầu về chuẩn bị văn bản bài trình bày như thế nào?
  • Cần chuẩn bị điều gì trước với các bạn trong nhóm?

b. Tìm ý và lập dàn ý

  • Bổ sung, chỉnh sửa dàn ý ở phần Viết cho phù hợp với bài thuyết trình?
  • Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ?
  • “Tình thương giữa con người và con người” là gì?
  • Bàn luận về sức mạnh của tình thương?
  • Phản biện: Có phải lúc nào tình thương giữa con người với con người cũng tồn tại?

c. Nói và nghe

Điều hành, đại diện nhóm thuyết trình và các nhóm khác nghe, ghi chép, nêu câu hỏi, thảo luận?

d. Kiểm tra, đánh giá

  • Sau khi thuyết trình em rút được kinh nghiệm và tự đánh giá như thế nào?
  • Đại diện các nhóm nêu nội dung chỉnh sửa, rút kinh nghiệm, lắng nghe và ghi chép thêm phần góp ý của GV ra sao?

Video trình bày nội dung: 

a. Chuẩn bị

Sản phẩm: theo yêu cầu của mục Chuẩn bị.

- Văn bản bài trình bày được chuẩn bị trên giấy hoặc trên trang trình chiếu của máy tính (slide) với hình ảnh, sơ đồ (nếu cần). Tập đọc diễn cảm.

- Thảo luận với các bạn trong nhóm, nêu nội dung trình bày.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Xem lại và bổ sung, chỉnh sửa dàn ý ở phần Viết cho phù hợp với bài thuyết trình

- Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao -> Dẫn dắt vào vấn đề

- “Tình thương giữa con người và con người” là gì?

- Bàn luận về sức mạnh của tình thương

- Phản biện: Có phải lúc nào tình thương giữa con người với con người cũng tồn tại?

c. Nói và nghe

- Điều hành, đại diện nhóm thuyết trình và các nhóm khác nghe, ghi chép, nêu câu hỏi, thảo luận.

- Sản phẩm: bài nói trong nhóm có kèm theo phương tiện hỗ trợ.

d. Kiểm tra, đánh giá

- Rút kinh nghiệm và tự đánh giá trong nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu nội dung chỉnh sửa, rút kinh nghiệm, lắng nghe và ghi chép thêm phần góp ý của GV.

Nội dung 3. Trình bày bài nói

……………………..

Nội dung video Bài 3: Nói và nghe còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác