Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Nỗi niềm tương tư

Video giảng ngữ văn 11 Cánh diều bài 1 Nỗi niềm tương tư. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

VĂN BẢN: NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ

Xin chào các em, chúng ta hãy cùng đồng hành với nhau trong bài học hôm nay nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nỗi niềm tương tư (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Nỗi niềm tương tư

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học mới, em hãy kể một số tác phẩm của Vũ Quốc Trân mà em biết.

Tình yêu là một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca. Mỗi bài thơ, mỗi nhà thơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai. Và đoạn trích "Nỗi niềm tương tư" thuộc tác phẩm "Bích Câu kì ngộ" của tác giả Vũ quốc Trân cũng không ngoại lệ. Đây là một câu chuyện tình mang màu sắc hoang đường nhưng phía sau đó là chuyện tình về một vấn đề xã hội. Tác phẩm bộc lộ một quan niệm nhân sinh muốn thoát ly thế giới thực tại. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại tác phẩm “Nỗi niềm tương tư

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1: Tác giả

Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Vũ Quốc Trân? 

Video trình bày nội dung:

- Vũ Quốc Trân (không rõ năm sinh – năm mất) ông là người làng Đan Loan thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Ông sinh sống tại phố Hàng Đào, Hà Nội.

Nội dung 2: Tác phẩm

- Xác định thể loại của "Nỗi niềm tương tư"?

- Nêu vị trí của tác phẩm?

- Nêu cốt truyện của tác phẩm?

- Nêu chủ đề của tác phẩm?

- Nêu nghệ thuật được sử dụng?

Video trình bày nội dung:

Thể loại: "Nỗi niềm tương tư" thuộc thể loại truyện thơ Nôm

Vị trí: đoạn nói về nỗi niềm tương tư, thương nhớ của Tú Uyên sau khi gặp người đẹp trong một lần du xuân ở chùa Ngọc Hồ.

Về cốt truyện: Mở đầu cuộc tình duyên của Tú Uyên và Giáng Kiều: sau ngày xuân đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất, về nhà, chàng tưởng nhớ người đẹp mà mình đã gặp.

Về chủ đề: tình yêu tuổi trẻ với nỗi niềm nhớ nhung, mong đợi được gặp mặt.

Về nghệ thuật: miêu tả tâm trạng qua cử chỉ, hành động của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.

2. TÌM HIỂU CHI TIẾT

Nội dung 1: Nhan đề “Nỗi niềm tương tư”

- Nhan đề đoạn trích thể hiện điều gì của nhân vật?

- Cụm từ “nỗi niềm” cho ta hiểu nhân vật Tú Uyên đang có những tâm tư, tình cảm ra sao?

Video trình bày nội dung:

- Nhan đề đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật

- Cụm từ “nỗi niềm” cho ta hiểu nhân vật Tú Uyên đang có những tâm tư, tình cảm riêng sâu kín.

Nội dung 2: Tâm trạng tương tư của Tú Uyên

Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện qua cử chỉ, hành động của chàng như thế nào?

Video trình bày nội dung:

Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện qua cử chỉ, hành động của chàng:

- Ngơ ngẩn ra về sau khi gặp người đẹp Giáng Kiều.

- Luôn buồn phiền, khổ não trong nỗi nhớ Giáng Kiều

- Mong muốn da diết được gặp lại người đẹp: “Vui xuân chung cảnh một trời”. Khi chưa được gặp nhau thì nỗi sầu buồn càng thêm khổ não: “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”.

Nội dung 3: Đặc điểm của truyện thơ Nôm qua đoạn trích

Trình Bày sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình được thể hiện qua đoạn trích "Nỗi niềm tương tư"?

Video trình bày nội dung:

Do truyện – thuộc thể loại tự sự lại được viết bằng thơ nên đậm chất trữ tình. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình được thể hiện qua đoạn trích "Nỗi niềm tương tư":

– Những biểu hiện của yếu tố tự sự:

+ Kể về sự kiện Tú Uyên sau ngày xuân đi chơi hội gặp Giáng Kiều, khi trở về chàng tương tư người đẹp.

+ Miêu tả cử chỉ, hành động của Tú Uyên với “Nỗi nàng canh cánh nào khuây”.

– Những biểu hiện của yếu tố trữ tình:

+ Âm điệu, vần điệu của câu thơ lục bát khi nhẹ nhàng, đằm thắm, cân xứng nhịp nhàng, khi đối lập tương phản thể hiện những cung bậc, sự đa dạng của tâm trạng nhớ mong.

+ Truyện viết bằng thơ, nhân vật dễ bộc lộ tâm trạng với những nỗi niềm, cảm xúc, suy tư. Với hình thức thơ để kể chuyện, tác giả dễ bộc lộ thái độ, cảm xúc của chính mình đối với nhân vật sự kiện.

3. TỔNG KẾT

Nội dung 1: Nội dung – Ý nghĩa

Nhận xét về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

Video trình bày nội dung:

- Sử dụng những ẩn dụ, dùng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm lứa đôi, nỗi niềm tưởng nhớ: bướm – hoa.

- Sử dụng những điển cố nói về tình yêu: cầu Hoàng, Tương Như Trác Văn Quân, sông Tương (hay sóng Tương).

- Lời kể của tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật. Có khi lời tác giả đan xen lời nhân vật với hình thức lời độc thoại nội tâm.

Nội dung 2: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật

Em hãy nhận xét về nghệ thuật và tác dụng của chúng được dùng trong bài.

Video trình bày nội dung:

- Thể hiện một cách tinh tế, kín đáo tình cảm lứa đôi (biện pháp nghệ thuật ẩn dụ).

- Bộc lộ nỗi niềm yêu thương, gắn kết một cách cô đọng, hàm súc theo đặc trưng của văn học trung đại “ý tại ngôn ngoại” (biện pháp nghệ thuật sử dụng điển cố).

- Nhập thân vào nhân vật để miêu tả cảm xúc âm thầm mà da diết của nhân vật (lời tác giả mang giọng điệu, cảm xúc bên trong của nhân vật).

...........

Nội dung video bài 1: Lời tiễn dặn còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác