Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 4 Thực hành tiếng việt

Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 4 Thực hành tiếng việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Vận dụng kiến thức ở phần “Kiến thức ngữ văn” của SGK để thực hành nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần câu.

- Nhận diện, phân tích được cấu trúc cú pháp đúng của câu tiếng Việt.

- Nhận diện và sửa được lỗi về thành phần câu trong tiếng Việt

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em hãy thảo luận và trả lời:

Xem truyện cười dân gian “Mất rồi, cháy”: 

https://www.youtube.com/watch?v=VvvaNyL7N4Q

Theo em, nguyên nhân nào khiến người khác hiểu nhầm ý cậu bé? Từ đó, em rút ra bài học gì khi giao tiếp?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Các em hãy cùng nhau thảo luận nhóm và chọn ra đại diện để trả lời những câu sau:

1. Các lỗi về thành phần câu

  • Cấu tạo câu tiếng Việt gồm mấy thành phần? Đó là những thành phần nào?
  • Trình bày các lỗi thường gặp về thành phần câu?

2. Cách phát hiện và sửa lỗi:

  • Nguyên nhân của lỗi câu là do đâu?
  • Nêu các biện pháp sửa lỗi?

Video trình bày nội dung: 

1. Các lỗi về thành phần câu

- Cấu tạo câu tiếng Việt gồm:

+ Thành phần chính (Chủ ngữ, vị ngữ)

+ Các thành phần phụ (Khởi ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, các thành phần biệt lập,…)

- Các lỗi thường gặp về thành phần câu:

+ Thiếu chủ ngữ: chủ yếu do người nói, người viết nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ.

+ Thiếu vị ngữ: chủ yếu do người nói, người viết nhầm thành phần biệt lập hay định ngữ là vị ngữ của câu.

+ Thiếu cả hai thành phần chính: chủ yếu do người nói, người viết nhầm thành phần biệt lập là vị ngữ và thành phần trạng ngữ là chủ ngữ.

2. Cách phát hiện và sửa lỗi:

- Đọc kĩ lại các câu trong bài

=> Tìm nguyên nhân:

  • Vấn đề khó, vượt hiểu biết của bản thân.
  • Câu sử dụng từ ngữ khó hiểu.
  • Câu thiếu thành phần chính.
  • Câu thiếu logic.

- Tìm biện pháp sửa lỗi:

  • Bổ sung thành phần bị thiếu
  • Cắt bớt từ ngữ còn lại để đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.
  • Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.

Nội dung 2. Hướng dẫn giải bài tập SGK

Nhiệm vụ 1. Bài tập 1

Để củng cố kiến thức, chúng ta sẽ làm một số bài tập nhỏ như sau:

Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.

a) Qua hình tượng Chí Phèo cho ta thấy Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đoạ của người nông dân bị đè nén, bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập mất cả hình người, tính người.

b) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo nên một hệ công dân toàn cầu năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại.

c) Với hình tượng Chí Phèo đã thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại, còn kéo dài tới nay: đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời.

d) Từ những ví dụ vừa dẫn cho ta thấy Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca mang theo phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ hơn với các thi sĩ cùng thời.

Video trình bày nội dung: 

a.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao….

+ Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao cho ta thấy….

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ chữ “Qua” ở đầu câu.

b.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, xã hội/thế giới đã tạo nên một hệ công dân….

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “trong” ở đầu câu.

+ Thêm chủ ngữ mới cho câu bằng cách sắp xếp lại trật tự từ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, một hệ công dân toàn cầu năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại đã được tạo ra.

c.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã thâu tóm…

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Với” ở đầu câu.

d.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ: Từ những ví dụ vừa dẫn, Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca….

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Từ” ở đầu câu.

….

……………………..

Nội dung video Bài 4: Lỗi về thành phần câu và cách sửa còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

 

Xem video các bài khác