Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện
Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
Chào các em! Một ngày mới, một bài học mới, và cô tin rằng hôm nay sẽ là một trải nghiệm học tập thật tuyệt vời cho tất cả chúng ta!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết những yêu cầu cơ bản để viết một bài nghị luận về một tác phẩm truyện.
- Nhận biết cách triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, phù hợp với logic của vấn đề bàn luận, sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, thích hợp đầy đủ.
- Hiểu được các phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong một tác phẩm văn học cụ thể.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi đi sâu vào nội dung, hãy cùng theo dõi video “Chí Phèo” (Trích đoạn phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”) và trả lời câu hỏi:
Từ nội dung video trên, em suy nghĩ gì về sự tha hóa của con người?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu những điều cần chú ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện
Trước tiên, các em hãy cùng cô điểm qua những lý thuyết nền tảng về những điều cần chú ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện. Em hãy trả lời cho cô các câu hỏi sau:
+ Nghị luận về một tác phẩm truyện là gì?
+ Nghị luận về một tác phẩm truyện có thể yêu cầu những gì?
+ Để viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện cần chú ý điều gì?
Video trình bày nội dung:
1. Nghị luận về một tác phẩm truyện
- Nghị luận về một tác phẩm truyện là phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung, hình thức của truyện bằng những ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.
- Yêu cầu:
+ Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm truyện.
+ Tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện.
- Phân tích truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải
- Suy nghĩ về triết lý hạnh phúc trong truyện “Tầng hai” của Phong Điệp.
- Tình yêu quê hương trong truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của Trang Thế Hy.
2. Các lưu ý khi viết bài
+ Phân tích đề bài và xác định vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong truyện
+ Đọc kỹ văn bản văn học được nêu trong đề bài, tìm các nguồn tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm.
+ Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết. Cần nêu được ít nhất hai ý lớn:
- Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống.
Nội dung 2: Thực hành viết theo các bước
Bây giờ, cô và các em cùng xác định yêu cầu của đề: Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản "Trái tim Đan-kô" của Go-rơ-ki.
Các em tham khảo các ý trong SGK để trả lời câu hỏi. Sau đó các em tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập:
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và trọng tâm cần làm sáng tỏ: vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô.
Thân bài:
- Phân tích về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của nhân vật Đan-kô
- Nêu và phân tích đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật Đan-kô
Kết bài: Đánh giá khái quát vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô và tài năng của Go-rơ-ki.
Video trình bày nội dung:
Đề bài: Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản "Trái tim Đan-kô" của Go-rơ-ki.
1. Chuẩn bị viết
Đọc kĩ đề và suy nghĩ để xác định các yêu cầu nghị luận trước khi viết.
- Đọc lại văn bản “Trái tim Đan-kô” và ghi lại những chi tiết liên quan đến lời nói, hành động, ý nghĩ, tình cảm của Đan-kô.
- Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả Go-rơ-ki và truyện ngắn “Bà lão I-đéc-ghin”, ghi lại những ý kiến quan trọng có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.
2. Tìm ý và lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô)
* Thân bài
- Nhân vật xuất hiện khi đoàn người đang trong tình thế bị dồn ép phải ở trong khu rừng rậm rạp, đầy bùn lầy, một nơi thiếu sức sống
- Sự đối lập trong hành động, tâm trạng của đoàn người và Đan-kô
+ Hành động và tâm trạng của đoàn người khi di chuyển trong khu rừng rậm đó là lo lắng, sợ hãi, tuy sợ những không dám nói ra ngoài thay vào đó mắng nhiếc Đan-kô đổ cho chàng do chàng không biết dẫn đường.
+ Hành động của Đan-kô qua các chặng đường đó là chàng rất dũng cảm, quyết đoán tiến về phía trước. Đồng thời chàng cũng rất yêu quý mọi người xung quanh cho nên dù có bị mắng oan chàng cũng không đánh trả chỉ buồn bã.
- Ý nghĩa hành động của Đan-kô
+ Hành động Đan-kô móc trái tim dũng cảm của mình ra để soi đường dẫn lối cho mọi người tìm đến được nơi có thể sống. => Sự anh dũng không tiếc hi sinh thân mình dù mọi người xung quanh không tin tưởng anh. Anh vẫn rất yêu thương mọi người.
+ Thể hiện vẻ đẹp Đan-kô qua những nghệ thuật tưởng tượng, phóng đại về những khu rừng tối tăm và hành động móc tim, thiếu đi trái tim vẫn có thể dẫn đường cho mọi người.
+ Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Từ đó, đưa ra cho chúng ta bài học rằng phải luôn yêu thường, đoàn kết cùng nhau mới có thể phát triển tốt được.
* Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của Đan-kô
…………………………
Nội dung video Bài 5: Viết: Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.