Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Video giảng Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: ANH HÙNG TIẾNG ĐÃ GỌI RẰNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Hiểu được tâm trạng, nỗi niềm của Kiều cùng lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của nàng đối với Từ Hải.
  • Thấy được hình tượng nhân vật Từ Hải – một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.
  • Thấy được sự sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du trong việc xây dựng hình tượng nhân vật người anh hùng Từ Hải.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em hãy quan sát thật kỹ hình ảnh minh họa. Các em có nhận xét gì ngoại hình, khí chất của nhân vật Từ Hải?

Nội dung 1. Đọc văn bảnBây giờ, cô sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận về một trong các câu hỏi sau:1. Vị trí đoạn tríchNêu nội dung và vị trí đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”?2. Bố cục: Chia làm 2 phầnBố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản?Video trình bày nội dung:1. Vị trí đoạn trích- Sau khi gặp Từ Hải hai lần, Kiều được Từ cứu thoát khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Đoạn trích này tiếp ngay sau cuộc đền ơn, trả oán của Kiều.- Đoạn trích: từ câu 2419 đến câu 2450, thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”.2. Bố cục: Chia làm 2 phần- Phần 1: 18 câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.- Phần 2: 14 câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.Nội dung 2. Khám phá văn bản

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Đọc văn bản

Bây giờ, cô sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận về một trong các câu hỏi sau:

1. Vị trí đoạn trích

Nêu nội dung và vị trí đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”?

2. Bố cục: Chia làm 2 phần

Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản?

Video trình bày nội dung:

1. Vị trí đoạn trích

- Sau khi gặp Từ Hải hai lần, Kiều được Từ cứu thoát khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Đoạn trích này tiếp ngay sau cuộc đền ơn, trả oán của Kiều.

- Đoạn trích: từ câu 2419 đến câu 2450, thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”.

2. Bố cục: Chia làm 2 phần

- Phần 1: 18 câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.

- Phần 2: 14 câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.

Nội dung 2. Khám phá văn bản

Nhiệm vụ 1. Mười tám câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.

Để hiểu rõ hơn về bài giảng, cô muốn các em cùng bạn bên cạnh mình thảo luận và thống nhất câu trả lời cho câu hỏi sau: 

a. Tám câu đầu: Lời của Kiều

  • Sự chuyển biến trong lời của Kiều? Nêu nguyên nhân?
  • Nhận xét hành động “lạy”?
  • Lời nói của Kiều như thế nào?
  • Nêu hình ảnh sóng đôi, đối xứng được sử dụng? Tác dụng?
  • Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thúy Kiều?
  • Em có nhận xét gì về nhân vật Kiều?

b. Mười câu tiếp theo: Lời của Từ

  • Lí do hành động của Từ là gì? 
  • Từ đối xử với Kiều như thế nào?
  • Tình cảm của Từ dành cho Kiều ra sao?
  • Em có nhận xét gì về quãng thời gian chung sống cùng Từ Hải đối với Kiều?

Video trình bày nội dung:

a. Tám câu đầu: Lời của Kiều

- Sự chuyển biến: “ân oán rạch ròi”

-> “bể oan đã vơi”

=> Kiều từ tận đáy cùng của xã hội với ân oán chất chồng, oan khiên không kể xiết giờ đã trả được ân, báo được oán, nỗi oan cũng đã vợi đi phần nào.

- Hành động “lạy”: hành động tất yếu của một người yếu thế vừa được giúp đỡ để lấy lại công bằng.

=> Cái lạy thể hiện sự biết ơn chân thành, sâu sắc của Kiều với Từ Hải – ân nhân của nàng.

- Lời nói:

+ Xưng hô “chút thân bồ liễu”

=> Kiều tự nhận mình là “thân bồ liễu” lại chỉ là một “chút”. Điều ấy cho thấy sự mong manh, yếu đuối; cũng là cách đề Kiều đề cao sức mạnh, tài năng của Từ Hải một cách khéo léo, tinh tế.

+ Hình ảnh sóng đôi, đối xứng “Chạm xương chép dạ”, “đềm nghì trời mây”

=> Ân tình của Từ Hải, Kiều khắc cốt ghi tâm, nhớ ơn mãi như khắc vào xương tủy, cho dù có phải đánh đổi tất cả cũng báo đáp nghĩa cap cả như trời mây của Từ.

=> Vẻ đẹp của Kiều: Là người phụ nữ ân oán rõ ràng – có ân trả ân, có oán báo oán; thông minh, khéo léo và sắc sảo trong cả suy nghĩ, lời nói và hành động.

b. Mười câu tiếp theo: Lời của Từ

- Lí do hành động của Từ:

+ Từ là “quốc sĩ” – người có tiếng tăm, có quyền thế; là “anh hùng”

=> Hành động giúp người yếu thế đòi lại công bằng là điều nên làm.

+ Từ coi Kiều là “tri kỉ”, là người một nhà

=> Việc của Kiều cũng là việc của chàng. Hơn nữa, Từ còn cảm kích tấm lòng và sự thủy chung mà Kiều dành cho chàng suốt từng ấy năm khi chàng chinh chiến lập công danh.

- Tình cảm của Từ dành cho Kiều:

+ “Xót nàng”: hiểu được tình cảnh của Kiều nên Từ xót xa, cảm thông và thương Kiều thân gái dặm trường lênh đênh chìm nổi giữa sóng gió cuộc đời. + "Ta cam lòng”: Chỉ cần giúp Kiều hoàn thành sở nguyện Từ đã thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc. => Từ lí do, lời nói của Từ với Kiều cho thấy Từ Hải rất yêu thương, trân trọng Kiều. Chàng cố gắng bù đắp cho Kiều những gì mà nàng đã phải chịu thiệt thòi, trong khả năng mình có thể.

=> Có thể nói, quãng thời gian chung sống cùng Từ Hải là quãng đời êm đềm, hạnh phúc, sung sướng nhất trong 15 năm lưu lạc của Kiều.

……………………..

Nội dung video BÀI 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: ANH HÙNG TIẾNG ĐÃ GỌI RẰNG còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác