Slide bài giảng Toán 9 Kết nối bài 13: Mở đầu về đường tròn
Slide điện tử bài 13: Mở đầu về đường tròn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Toán 9 Kết nối sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13: MỞ ĐẦU VỀ ĐƯỜNG TRÒN
Mở đầu: Bạn Oanh có một mảnh giấy hình tròn nhưng không còn dấu vết của tâm. Theo em, Oanh làm thế nào để tìm lại được tâm của hình tròn đó.
Trả lời rút gọn:
Gấp đôi mảnh giấy lại, sao cho hai phần của hình tròn trùng nhau, nếp gấp là một đường kính. Lại gấp như trên theo nếp gấp khác, ta được một đường kính thứ hai. Giao điểm của hai đường kính này là tâm của đường tròn
Luyện tập 1 trang 84 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Cho tam giác ABC vuông tại A. Chứng minh rằng điểm A thuộc đường tròn đường kính BC.
Trả lời rút gọn:
-Gọi O là trung điểm đường kính BC.
Ta có:AB AC (gt)
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông (góc AOC = 90°)
Do đó, điểm A thuộc đường tròn (O) đường kính BC.
Vận dụng 1 trang 84 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A( 3; 0), B (-2; 0), C( 0; 4). Vẽ hình cho biết trong các điểm đã cho, điểm nào nằm trên, điểm nào nằm trong, điểm nào nằm ngoài đường tròn (O;3)?
Trả lời rút gọn:
OA=3=R => A nằm trên đường tròn
OB=|-2|=2<R => B nằm trong đường tròn
OC=4>R => C nằm ngoài đường tròn
2. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Hoạt động trang 85 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Chứng minh rằng nếu một điểm thuộc đường tròn (O) thì:
a) Điểm đối xứng với nó qua tâm O cũng thuộc (O).
b) Điểm đối xứng với nó qua một đường thẳng d tùy ý đi qua O cũng thuộc (O).
Trả lời rút gọn:
a)
-Lấy M là điểm thuộc đường tròn (O).
-M' là điểm đối xứng với M qua tâm O.
-Khi đó OM = OM' (tính chất đối xứng qua tâm)
=>O là trung điểm của MM'
=>M' thuộc đường tròn (O) (định nghĩa đường tròn)
b)
-Lấy M là điểm thuộc đường tròn (O).
M' là điểm đối xứng với M qua đường thẳng d.
-OM = OM' (tính chất đối xứng qua đường thẳng)
-O là trung điểm của MM'
=> M' thuộc đường tròn (O) (định nghĩa đường tròn)
Luyện tập 2 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Cho đường tròn tâm O và hai điểm A,B thuộc (O). gọi d là đường trung trực của đoạn AB. Chứng minh rằng d là một trục đối xứng của (O).
Trả lời rút gọn:
-Vì OA = OB mà d thuộc O => d đường trung trực của AB
=> d vuông góc với AB
=> d là một trục đối xứng của (O).
Vận dụng 2 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Trở lại tình huống mở đầu, bằng cách gấp đôi mảnh giấy hình tròn theo hai cách khác nhau, Oanh có thể tìm lại được tâm của hình tròn. Em hãy làm thử xem.
Trả lời rút gọn:
Gấp theo cách của bạn Oanh ta sẽ tìm được tâm của hình tròn, tiếp theo mở tờ giấy và gấp theo hướng khác, ta làm như vậy và xác định được đường kính mới, hai đường kính này cắt nhau tại tâm của hình tròn.
3. GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP CUỐI SGK
Bài 5.1 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm M( 0; 2), N(0; -3), P( 2; -1). Vẽ hình và cho biết trong các điểm đã cho, điểm nào nằm trên, điểm nào nằm trong, điểm nào nằm ngoài đường tròn (O; )?
Vì sao?
Trả lời rút gọn:
OM=2< => M nằm trong đường tròn
ON=|-3|=3> => N nằm ngoài đường tròn
OP==2,24= => P nằm trên đường tròn
Bài 5.2 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm, AC = 4 cm. Chứng minh rằng các điểm A, B, C thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.
Trả lời rút gọn:
Ta có: BC===5 cm
-Gọi O là trung điểm của BC =>OB=OC
-Mà ΔABC vuông tại A =>OA=OB=OC
=>A, B, C cùng thuộc đường tròn tâm O bán kính OA
=>OA=BC:2=2,5cm
-Vậy bán kính của đường tròn đó là 2,5cm
Bài 5.3 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Cho đường tròn (O), đường thẳng d đi qua O và điểm A thuộc (O) nhưng không thuộc d. Gọi B là điểm đối xứng với A qua d; C và D lần lượt là điểm đối xứng với A và B qua O.
a) Ba điểm B, C và D có thuộc (O) không? Vì sao?
b) Chứng minh tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
c) Chứng minh rằng C và D đối xứng với nhau qua d.
Trả lời rút gọn:
a)-Điểm C thuộc đường tròn. Vì OA=OC
-Điểm B thuộc đường tròn (O). Vì A đối xứng với B qua d nên khoảng cách từ B đến d bằng với khoảng cách từ A đến d.
-Điểm D thuộc đường tròn.Vì OB=OD
b) Ta có: B, D đối xứng qua tâm O
=>ΔABD vuông tại A
Tương tự ΔABC vuông tại B; ΔCBD vuông tại C
=>ABCD là hình chữ nhật.
c)Ta có ABCD là hình chữ nhật
=> B đối xứng với A qua d
=> C đối xứng với D qua d.
Bài 5.4 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống
Cho hình vuông ABCD có E là giao điểm của hai đường chéo.
a) Chứng minh rằng có một đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C, D. Xác định tâm đối xứng và chỉ ra hai trục đối xứng của đường tròn đó.
b) Tính bán kính của đường tròn ở câu a, biết rằng hình vuông có cạnh 3 cm.
Trả lời rút gọn:
a) Do ABCD là hình vuông, giao điểm của hai đường chéo tại E.
=>EA=EB=EC=ED
Vậy có một đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C, D với tâm E bán kính EA
Tâm đối xứng E và có hai trục đối xứng: AC; BD
b) Ta có: AB=BC=CD=DA=3cm
AC==3cm
=> EA=
Vậy bán kính của hình tròn đó là cm