Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 9: Ôn tập chương 2

Slide điện tử bài 9: Ôn tập chương 2. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 9: ÔN TẬP CHƯƠNG 2

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Xây dựng sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức chương 2

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Hoàn thành phiếu luyện tập
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

Hoàn thành phiếu học tập dưới đây:

1. Nitrogen

Nitrogen là nguyên tố phổ biến, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử: .......................

- Số oxi hóa thường gặp: .................................................................

- Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ...... bền vững (NN)

- Đơn chất nitrogen khá ............ ở nhiệt độ thường, hoạt động hóa học mạnh hơn khi đun nóng hoặc có xúc tác

- Đơn chất nitrogen thể hiện tính ....................... và tính .......................

2. Sulfur – Sulfur dioxide

a) Sulfur

- Sulfur là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng ......................... và .........................

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: .......................

- Số oxi hóa thường gặp: .................................................................

- Phân tử dạng mạch vòng gồm ....... nguyên tử (S8) và tương đối bền

- Sulfur thể hiện cả tính ....................... và tính .......................

b) Sulfur dioxide

- Sulfur dioxide phát thải ra môi trường từ quá trình .....................................................................................................................................

- Sulfur dioxide có tính chất của ......................, có tính ....................... và tính .......................

3. Ammonia – muối Ammonia

a) Ammonia

- Phân tử ammonia có dạng ..........................., phân tử còn .......... cặp electron không liên kết

- Khí ammonia có mùi ............., ............. tan trong nước, ............. hóa lỏng; ammonia có tính ............. và tính .............

- Ammonia được sản xuất từ .................. và .................. theo quá trình Haber – Bosch

b) Muối ammonium

- Muối ammonium thường ............. tan trong nước và ............. bền nhiệt

- Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với ............., sinh ra khí có .................

4. Sulfuric acid – Muối sulfate

a) Sulfuric acid

- Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một .....................

- Dung dịch sulfuric acid đặc có tính ............. nước, có khả năng gây bỏng, có tính ..................... và tính ..............................

- Bảo quản, sử dụng sulfuric acid đặc phải tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ

- Sulfuric acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: ...............................................

b) Muối sulfate

- Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiễn: ammonium sulfate, ............................, ............................, ............................, ...

- Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion ..............

5. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

a) Oxide của nitrogen

- Các oxide của nitrogen là một trong số các tác nhân chính gây ô nhiễm ...................... và gây ......................

b) Nitric acid

- Nitric acid là chất ............., ....................... trong nước, ...................... trong không khí ẩm

- Nitric acid có tính ..................... và tính ..............................

Nội dung ghi nhớ:

1. Nitrogen

- Nitrogen là nguyên tố phổ biến, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử: 2s22p3

- Số oxi hoá thường gặp: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững

- Đơn chất nitrogen khá trơ ở nhiệt độ thường, hoạt động hoá học mạnh hơn khi đun nóng và có xúc tác.

- Đơn chất nitrogen thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

2. Sulfur – Sulfur Dioxide

a) Sulfur

- Sulfur là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử: 3s23p4

- Số oxi hoá thường gặp: -2, 0, +4, +6.

- Phân tử dạng mạch vòng gồm 8 nguyên tử liên kết với nhau (S8) và tương đối bền.

- Đơn chất sulfur thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

b) Sulfur dioxide

- Sulfur dioxide phát thải ra môi trường từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá, dầu mỏ), đốt cháy sulfur và khoáng vật sulfide

- Sulfur dioxide có tính chất của oxide, có tính oxi hoá và tính khử.

3. Ammonia – Muối ammoium

a) Ammonia

- Phân tử ammonia có dạng chóp tam giác, phân tử còn một cặp electron không liên kết.

- Khí ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hoá lỏng; ammonia có tính base và tính khử.

- Ammonia được sản xuất từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber-Bosch.

b) Muối ammonium

- Muối ammonium thường dễ tan trong nước và kém bền nhiệt.

- Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với kiềm, sinh ra khí có mùi khai.

4. Sufluric acid – Muối sulfate 

a) Sufluric acid 

- Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh.

- Dung dịch sulfur acid đặc có tính háo nước, có khả năng gây bỏng, có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.

- Bảo quản, sử dụng sulfur acid đặc phải tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ.

- Sulfur acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: sulfur, quặng pyrite.

b) Muối sulfate 

- Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiễn: ammonium sulfate, barium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate,…

- Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion Ba2+.

5. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

a) Oxide của nitrogen

- Các oxide của nitrogen là một trong số các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mưa acid.

b) Nitric acid

- Nitric acid là chất lỏng, tan tốt trong nước, bốc khói trong không khí ẩm

- Nitric acid có tínhacid mạnh và tínhoxi hoá mạnh.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hóa nào sau đây?

A. -3, +3, +5.                                                            

B. -3, 0, +3, +5.

C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.                                            

D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

Câu 2: Nitrogen thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. Mg, H2.                        

B. Mg, O2.                        

C. H2, O2.                         

D. Ca, O2.

Câu 3: Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây?

A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

C. Phân hủy NH3.

D. Đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng.

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch ammonium nitrite bão hoà. Khí X là

A. NO.        

B. NO2.                            

C. N2O.                            

D. N2.

Câu 5: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?

A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.

B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.

C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitrogen thể hiện tính khử.

D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+4.  

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: D

Câu 5: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng,sản phẩm khí thu được được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 3,92 gam H3​PO4​. Xác định muối nào được hình thành trong quá trình này

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 1M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A gồm 2 muối Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã sử dùng