Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 19: Dẫn xuất halogen
Slide điện tử bài 19: Dẫn xuất halogen. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19: DẪN XUẤT HALOGEN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Dẫn xuất halogen là gì và chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực nào như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, và chất làm lạnh?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp của dẫn xuất halogen
- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của các dẫn xuất halogen
- Tìm hiểu tính chất vật lí dẫn xuất halogen
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp của dẫn xuất halogen
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Dẫn xuất halogen là gì và công thức tổng quát của chúng là gì? Làm thế nào để gọi tên các dẫn xuất halogen theo danh pháp thay thế?
Nội dung ghi nhớ:
1. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen, được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.
CTTQ: RXn
trong đó:
R là gốc hydrocarbon;
X: F, Cl, Br, I;
n: số nguyên tử halogen.
2. Danh pháp:
+ Tên thay thế:
Vị trí của halogen-halogeno + tên hydrocarbon
+ Tên theo danh pháp gốc – chức
Tên gốc hydrocarbon + halide
2. Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của các dẫn xuất halogen
GV đưa ra câu hỏi: Hãy phân tích các đặc điểm của liên kết C–X trong dẫn xuất halogen và so sánh khả năng phân cắt của các liên kết C–X.
Nội dung ghi nhớ:
- Trong phân tử dẫn xuất halogen, liên kết C-X là liên kết CHT phân cực, dễ bị phân cắt trong các phản ứng hóa học.
- Khả năng phân cắt: C–I > C–Br > C–Cl >> C–F
3. Tìm hiểu tính chất vật lí dẫn xuất halogen
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy nêu trạng thái và khả năng hòa tan của các dẫn xuất halogen. Đồng thời, so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen với các hydrocarbon có phân tử khối tương đương.
Nội dung ghi nhớ:
- Trạng thái: Khí (CH3Cl, CH3F...), lỏng, rắn.
- Tính tan: hầu như không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether...
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn của các hydrocarbon có phân tử khối tương đương.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đun nóng 13,875 gam một alkyl chloride Y với dung dịch NaOH dư, acid hóa dung dịch thu được bằng dung dịch HNO3, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. CTPT của Y là :
A. C2H5Cl. B. C3H7Cl. C. C4H9Cl. D. C5H11Cl
Câu 2: Đun nóng 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Cl và C6H5Cl với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,435 gam kết tủa. Khối lượng C6H5Cl trong hỗn hợp đầu là
A. 1,125 gam. B. 1,570 gam.
C. 0,875 gam. D. 2,250 gam
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol allyl chloride; 0,3 mol benzyl bromide; 0,1 mol hexyl chloride; 0,15 mol phenyl bromide. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 28,7. B. 57,4. C. 70,75. D. 14,35
Câu 4: Đun nóng 27,40 gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X gồm hai alkene trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO2 (đkc)? Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất phản ứng là 100%
A. 4,958 lít. B. 9,916 lít. C. 12,395 lít. D. 19,832 lít
Câu 5: Đun sôi 15,7 gam C3H7Cl với hỗn hợp KOH/C2H5OH dư, sau khi loại tạp chất và dẫn khí sinh ra qua dung dịch brommine dư thấy có x gam Br2 tham gia phản ứng. Tính x nếu hiệu suất phản ứng ban đầu là 80%.
A. 12,8 gam. B. 32 gam. C. 16 gam. D. 25,6 gam
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi 2-chloropropane (CH3CHClCH3) được đun nóng với sodium hydroxide trong ethanol.
Câu 2: Hãy tìm hiểu và cho biết các thành phần chính của thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng ở Việt Nam. Các loại thuốc này có nguồn gốc từ hóa học hay sinh học? Làm thế nào để chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn và hiệu quả?