Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 7: Sulfur và sulfur dioxide
Slide điện tử bài 7: Sulfur và sulfur dioxide. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 7: SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Tại sao việc sử dụng quá nhiều lưu huỳnh để bảo quản dược liệu và thực phẩm khô có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Sulfur
- Trạng thái tự nhiên
- Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí
- Tính chất vật lí
- Tính chất hóa học
- Ứng dụng
- Sulfur Dioxide
- Tính chất vật lí
- Tính chất hóa học
- Ứng dụng
- Sulfur dioxide và ô nhiễm môi trường
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Sulfur
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nguyên tố sulfur xuất hiện trong tự nhiên ở trạng thái nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Nguyên tố lưu huỳnh tồn tại trong tự nhiên ở cả dạng đơn chất (mỏ sulfur) và dạng hợp chất (quặng sulfide, sulfate,..)
Hoạt động 2: Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Xác định ô, nhóm và chu kỳ của nguyên tố sulfur. Sulfur là kim loại hay phi kim?
- Liệt kê các số oxi hóa của sulfur và xác định số oxi hóa của sulfur trong các hợp chất H2S, SO2, và SO3.
- Mô tả cấu tạo phân tử của sulfur, bao gồm số nguyên tử và dạng cấu trúc.
- Mỗi nguyên tử sulfur trong phân tử liên kết với hai nguyên tử khác bằng loại liên kết nào?
- Trong các phản ứng hóa học, phân tử sulfur thường được viết dưới dạng nào?
Nội dung ghi nhớ:
Cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tố sulfur ở ô số 16, nhóm VIA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Sulfur có tính phi kim
- Sulfur có các số oxi hóa khác nhau từ - 2 đến +6.
Cấu tạo phân tử
- Phân tử sulfur gồm 8 nguyên tử (S8) có dạng vòng khép kín.
- Mỗi nguyên tử sulfur liên kết với hai nguyên tử bên cạnh bằng hai liên kết cộng hóa trị không phân cực
- Trong phản ứng hóa học, phân tử sulfur được viết đơn giản là S
Hoạt động 3: Tính chất vật lí
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Đơn chất sulfur có bao nhiêu dạng thù hình? Liệt kê các dạng thù hình của sulfur.
- Trình bày độ tan của sulfur trong nước, alcohol và carbon disulfide.
Nội dung ghi nhớ:
- Đơn chất sulfur có hai dạng thù hình: dạng tà phương (bền ở nhiệt độ thường) và dạng đơn tà
- Sulfur không tan trong nước, ít tan trong alcohol, tan nhiều trong carbon disulfide
Hoạt động 4: Tính chất hóa học
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu tính chất hoá học của sulfur.
Nội dung ghi nhớ:
Tác dụng với hydrogen và kim loại
H2(g) + S(s) H2S(g)
Hg + S HgS
2Al + 3S Al2S3
Tác dụng với phi kim
S(s) + 3F2(g) SF6(g)
S(s) + O2(g) SO2(g)
Hoạt động 5: Ứng dụng
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu một số ứng dụng của sulfur
Nội dung ghi nhớ:
Một số ứng dụng của sulfur:
- Lưu hóa cao su
- Sản xuất diêm, thuốc nổ
- Sản xuất sulfuric acid
- Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm
II. SULFUR DIOXIDE
Hoạt động 1: Tính chất vật lí
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu tính chất vật lí của sulfur dioxide.
Nội dung ghi nhớ:
- Ở điều kiện thường, SO2 là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, tan nhiều trong nước
- SO2 là khí độc
Hoạt động 2: Tính chất hóa học
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Trình bày các tính chất hóa học của sulfur dioxide.
- Viết phương trình hóa học khi sulfur dioxide phản ứng với hydrogen sulfide. Trong thực tế, phản ứng này thường được sử dụng để làm gì?
- Viết phương trình hóa học cho phản ứng giữa sulfur dioxide và nitrogen dioxide khi có xúc tác là nitrogen. Phản ứng này có ý nghĩa gì?
Nội dung ghi nhớ:
Tính oxi hóa
SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
Phản ứng dùng để chuyển hóa hydrogen sulfide trong không khí
Tính khử
SO2 + NO2 SO3 + NO
Phản ứng giải thích quá trình hình thành mưa acid khi không khí bị ô nhiễm bởi sulfur dioxide
Hoạt động 3: Ứng dụng
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu một số ứng dụng của sulfur dioxide.
Nội dung ghi nhớ:
Sulfur dioxide được dùng để sản xuất sulfuric acid; tẩy trắng bột giấy, khử màu, chống nấm mốc,...
Hoạt động 4: Sulfur dioxide và ô nhiễm môi trường
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Sulfur dioxide được tạo ra từ những nguồn nào?
- Những tác hại của sulfur dioxide đối với môi trường và sức khỏe là gì?
- Hãy nêu một số biện pháp để giảm thiểu lượng sulfur dioxide phát thải vào khí quyển.
Nội dung ghi nhớ:
- Nguồn phát sinh sulfur dioxide: Sulfur dioxide được sinh ra từ cả nguồn tự nhiên (khí thải núi lửa) và nguồn nhân tạo
- Tác hại: Làm ô nhiễm khí quyển, gây mưa acid và viêm đường hô hấp ở người,...
- Biện pháp cắt giảm phát thải sulfur dioxide vào khí quyển
+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi phản ứng với kim loại, sulfur thể hiện tính chất gì?
A. tính khử.
B. tính oxi hóa.
C. vừa tính oxi hóa, vừa tính khử.
D. tính lưỡng tính
Câu 2: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của Sulfur
A. chất rắn màu vàng
B. không tan trong nước
C. có tnc thấp hơn ts của nước
D. tan nhiều trong benzene
Câu 3: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
A. N2O.
B. CO2.
C. SO2.
D. NO2.
Câu 4: Sulfur dioxide có tính chất hóa học gì?
A. có tính khử mạnh.
B. có tính oxi hoá yếu.
C. có tính oxi hoá mạnh.
D. vừa có tính khử và vừa có tính oxi hoá.
Câu 5: SO2 là một khí độc được thải ra từ các vùng công nghiệp, là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Mưa acid.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Hiệu ứng domino.
D. Sương mù.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cho 11 gam hỗn hợp bột nhôm và bột sắt phản ứng hoàn toàn với bột lưu huỳnh trong điều kiện thiếu không khí, với lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 12,8 gam. Tính khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 2: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng dư lưu huỳnh. Tính khối lượng của sản phẩm thu được sau phản ứng.