Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 14: Ôn tập chương 3
Slide điện tử bài 14: Ôn tập chương 3. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 14: ÔN TẬP CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Nối các hình ảnh của câu a) với thành phần của câu b) với phân loại chất hữu cơ của câu c)
a)
b) A. propane (C3H8); butane (C4H10)
B. CH3COOH (Acetic acid)
C. Starch (C6H10O5)n
D. C2H5OH (Ethyl alcohol)
c) X. Hidrocacbon
Y. Dẫn xuất hidrocacbon
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Hợp chất hữu cơ
- Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1: Hợp chất hữu cơ
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Khái niệm về hợp chất hữu cơ là gì?
- Hợp chất hữu cơ được phân loại theo những cách nào?
- Những đặc điểm chính của hợp chất hữu cơ là gì?
- Khái niệm nhóm chức trong hợp chất hữu cơ là gì?
- Loại phổ nào thường được sử dụng để xác định nhóm chức trong hợp chất hữu cơ?
Nội dung ghi nhớ:
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...)
- Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 nhóm là hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon.
Đặc điểm của hợp chất hữu cơ:
+ Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
+ Thành phần phân tử nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon, thường có hydrogen, oxygen, nitrogen, halogen, sulfur, phosphorus,...
+ Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử carbon không những có khả năng liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon.
+ Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi) và thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
+ Dễ cháy, kém bền với nhiệt nên dễ bị nhiệt phân huỷ.
+ Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. Để tăng tốc độ phản ứng thường cần đun nóng và có xúc tác.
- Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất hoá học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.
- Phổ hồng ngoại thường được sử dụng để xác định sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên tắc, phương pháp thực hiện, và các tình huống áp dụng của các kỹ thuật tách và tinh chế hợp chất hữu cơ như chưng cất, chiết, kết tinh, và sắc ký cột.
Nội dung ghi nhớ:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ ?
A. Al2C4 B. C2H4 C. CO D. Na2CO3.
Câu 2: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
D. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
Câu 3: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
A. carbon B. hydrogen C. oxygen D. nitrogen.
Câu 4: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:
mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C6H12O4 B. CH3O C. C3H6O2 D. C3H6O
Câu 5: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết
A. cộng hóa trị B. ion C. kim loại D. hydrogen.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hợp chất X có các thành phần phần trăm là 52,17% carbon, 13,04% hydro, và phần còn lại là oxy. Xác định công thức đơn giản nhất của hợp chất X.
Câu 2: Cho các chất sau: methane (CH4), benzene (C6H6), ethanol (C2H6O), và acetic acid (C2H4O2). Hãy viết công thức tổng quát của dãy đồng đẳng cho mỗi chất và minh họa bằng một số ví dụ cụ thể.