Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối Bài 16: Hydrocarbon không no (phần 2)
Slide điện tử Bài 16: Hydrocarbon không no (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 16: HYDROCARBON KHÔNG NO
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Khí X là khí gì? Nêu những hiểu biết của em về khí X.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về khái niệm, đồng phân, danh pháp của alkene và alkyne
+ Tìm hiểu về khái niệm và công thức chung của alkene, alkyne
+ Tìm hiểu về đồng phân
+ Tìm hiểu về danh pháp của của alkene, alkyne
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về khái niệm, đồng phân, danh pháp của alkene và alkyne
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và công thức chung của alkene, alkyne
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Công thức tổng quát của các alkene và alkyne là gì?
Nội dung ghi nhớ:
CT chung | Các loại liên kết | |
Alkene | CnH2n (n≥2) | LK đơn và1 LK đôi C=C |
Alkyne | CnH2n-2(n≥2) | LK đơn và1 LK ba C≡C |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về đồng phân
GV đưa ra câu hỏi:Các loại đồng phân cấu tạo là gì?
- Để có đồng phân hình học của alkene, cần có những điều kiện gì?
- Alkene có đồng phân hình học không? Giải thích lý do.
Nội dung ghi nhớ:
a) Đồng phân cấu tạo
- Đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba
- Đồng phân mạch carbon
b) Đồng phân hình học
1. Điều kiện để có đồng phân hình học của alkene là a ≠ b và c ≠ d
(Trong phân tử alkene mỗi nguyên tử Carbon của liên kết đôi nối với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau có đồng phân cis-trans.)
2. Alkene
không có đồng phân hình học vì:
C của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử giống nhau (hydrogen) và 2 nhóm nguyên tử giống nhau (CH3).
Kết luận
Alkene, alkyne có các đồng phân cấu tạo (Đồng phân vị trí liên kết bội; đồng phân mạch carbon từ C4 đối với alkene và từ C5 đối với alkyne)
Alkene từ C4 có thể có đồng phân hình học
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về danh pháp của của alkene, alkyne
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Cách gọi tên theo tên thay thế:
Tên alkene: ………………………..
Tên alkyne:........................................
Nội dung ghi nhớ:
- Tên thay thế alkene: Phần nền – vị trí liên kết đôi – ene
- Tên thay thế alkyne: Phần nền – vị trí liên kết ba – yne
* Lưu ý:
- Chọn mạch carbon dài nhất, có nhiều nhánh nhất và có chưa liên kết bội làm mạch chính.
- Đánh số sao cho nguyên tử carbon có liên kết bội có chỉ số nhỏ nhất.
- Dùng chỉ số (1, 2, 3, …) và gạch nối (-) để chỉ vị trí liên kết bội.
- Nếu hợp chất có nhánh thì cần thêm vị trí nhánh và tên nhánh trước tên hợp chất mạch chính.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Cho 2 ống nghiệm đều chứng dung dịch KMnO4 loãng. Nhỏ vào ống thứ nhất vài giọt hexane, nhỏ vào ống thứ hai vài giọt hexene thì quan sát thấy hiện tượng:
A. Dung dịch KMnO4 trong hai ống đều nhạt màu.
B. Dung dịch KMnO4 trong ống thứ nhất nhạt màu, ống thứ hai không đổi màu.
C. Dung dịch KMnO4 trong ống thứ hai nhạt màu, ống thứ nhất không đổi màu.
D. Dung dịch KMnO4 trong hai ống đều không đổi màu.
Câu 2: Hydrate hóa 2 alkene chỉ tạo thành 2 alcohol. Hai alkene đó là
A. ethene và but-2-ene.
B. 2-methylpropene và but-1-ene.
C. propene và but-2-ene.
D. ethene và but-1-ene.
Câu 3: Cho 4,115 lít khí hydrocarbon X (đkc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C4H4. B. C3H4. C. C4H6. D. C2H2.
Câu 4: Cho hợp chất sau : CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3
Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là :
A. 2-methylpent-3-yne. B. 2-methylpent-3-yne.
C. 4-methylpent-2-yne. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Alkyne nào sau đây không có nguyên tử hydrogen linh động?
A. ethyne. B. but-2-yne. C. pent-1-yne. D. propyne.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Viết phương trình hóa học cho các phản ứng sau:
a) Propene phản ứng với hydrogen trong sự có mặt của xúc tác nickel.
b) Propene phản ứng với nước dưới sự xúc tác của H₃PO₄.
c) 2-Methylpropene phản ứng với nước dưới sự xúc tác của acid H₃PO₄.
d) But-1-ene phản ứng với HCl.
Câu 2: Trình bày quy trình điều chế ethylene và thử nghiệm tính chất hóa học của nó. Giải thích hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học của phản ứng.