Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm)
Slide điện tử bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17: ARENE (HYDROCARBON THƠM)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Arene hay là hydrocarbon thơm là thành phần cơ bản và quan trọng nhất để xây dựng nền công nghiệp hóa học hữu cơ hiện đại. Các hydrocarbon thơm có nguồn nguyên liệu đầu vào để tổng hợp nhiều hóa chất quan trọng, được thương mại hóa rộng rãi như các polyester, polyamide, nhựa, chất tẩy rửa, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt cỏ) thuốc nổ,... Làm thế nào chúng ta có thể chọn lựa và sử dụng các sản phẩm từ arene và các dẫn xuất của chúng một cách an toàn và thân thiện với môi trường?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp của benzene
+ Tìm hiểu về khái niệm của benzene
+ Tìm hiểu công thức cấu tạo, danh pháp của benzene
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của benzene
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp của benzene
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm của benzene
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Arene là gì
- Benzene có công thức là gì
- Benzene và các đồng đẳng của nó hợp thành dãy đồng đẳng của benzene có công thức chung là gì
Nội dung ghi nhớ:
- Arene hay còn gọi là hydrocacbon thơm là những hydrocacbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzene.
- Benzene có công thức C6H6 là hydrocacbon thơm đơn giản và điển hình nhất.
- Benzene và các đồng đẳng của nó hợp thành dãy đồng đẳng của benzene có công thức chung là CnH2n-6 (n≥6)
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu công thức cấu tạo, danh pháp của benzene
GV đưa ra câu hỏi:
- Tên gốc là gì
- Tên gốc là gì
- Danh pháp của benzen.
- Viết CTCT và gọi tên các chất C6H6, C7H8, C8H10, C8H8.
Nội dung ghi nhớ:
- Tên gốc là phenyl
- Tên gốc là benzyl
Danh pháp
- Vòng benzen có 1 nhóm thế:
Gọi tên: Tên nhánh alkyl + benzene
- Vòng benzen có 2 hay nhiều nhóm thế:
Gọi tên: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzene
- Nếu vòng benzen có 2 nhóm ankyl ở vị trí:
+ 1,2 gọi là vị trí ortho – kí hiệu (o -).
+ 1,3 gọi là meta – kí hiệu ( m -).
+ 1,4 gọi là para – kí hiệu ( p -).
2. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của benzene
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của phân tử benzene và chỉ ra sự khác biệt của nó so với các loại hydrocarbon mà bạn đã học trước đây.
Nội dung ghi nhớ:
- Benzene có công thức phân tử C6H6
- 6 nguyên tử carbon trong phân tử benzene nằm ở sáu đỉnh của một hình lục giác đều, toàn bộ phân tử nằm trên một mặt phẳng, các góc liên kết đều bằng 120o,
- Độ dài liên kết carbon-carbon đều bằng 139 pm.
- Benzene có công thức cấu tạo như hình
- Khác với các hydrocarbon đã học là chỉ cấu tạo mạch hở, benzene có cấu tạo mạch vòng, phân tử có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylene (1,2-dimethylbenzene) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng? Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.
A. 0,12 lít. B. 0,24 lít. C. 0,576 lít. D. 0,48 lít.
Câu 2: Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzene?
A. C8H10. B. C6H8. C. C8H8. D. C9H12.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp benzene và toluene được 0,65 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của benzene là
A. 40%. B. 25%. C. 50%. D. 35%.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam một alkylbenzene (X) thu được 0,35 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị m và công thức phân tử của X lần lượt là:
A. 4,6 và C8H8 B. 4,6 và C7H8.
C. 4,4 và C8H8. D. 4,4 và C7H8.
Câu 5: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluene phản ứng với brommine theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột iron) là
A. o-bromtoluene và p-bromtoluene B. benzyl bromide
C. p-bromtoluene và m-bromtoluene D. o-bromtoluene và m-bromtoluene
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Viết các phương trình hóa học cho phản ứng của ethylbenzene với các tác nhân sau:
a) Br2/FeBr3, to;
b) HNO3đặc/H2SO4đặc
Câu 2: Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng sau khi hydrogen hóa hoàn toàn toluene và p-xylene, với điều kiện sử dụng xúc tác nickel.