Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate (phần 2)
Slide điện tử bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 8: SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Hãy đoán xem đây là chất gì?
- Nó là một acid mạnh
- Nó có tính háo nước
- Nó có rất nhiều ứng dụng: Phẩm nhuộm, sơn, luyện kim, dầu khí, ắc quy, phân bón, dược phẩm
- Nó là thành phần chính của mưa acid
- Sử dụng nó không đúng cách sẽ gây nguy hiểm, bỏng nặng
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Sulfuric acid
- Cấu tạo phân tử
- Tính chất vật lí
- Quy tắc an toàn
- Tính chất hóa học
- Ứng dụng
- Sản xuất
- Muối Sulfate
- Ứng dụng
- Nhận biết
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SULFURIC ACID
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu công thức cấu tạo của phân tử sulfuric acid. Xác định loại liên kết.
Nội dung ghi nhớ:
- CTCT của H2SO4:
- Giữa các phân tử sulfuric acid hình thành nhiều liên kết hydrogen:
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Tính chất vật lí của sulfuric acid.
- Cách pha loãng an toàn dung dịch sulfuric acid đặc
Nội dung ghi nhớ:
- Ở điều kiện thường, sulfuric acid là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, có tính hút ẩm mạnh
- Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt
- Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc, để đảm bảo an toàn phải rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy (không làm ngược lại)
Hoạt động 3: Quy tắc an toàn
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Các cách bảo quản sulfuric acid
- Nguyên tắc bảo đảm an toàn khi sử dụng sulfuric acid.
- Các bước sơ cứu khi bị bỏng acid
Nội dung ghi nhớ:
Bảo quản: Sulfuric acid được bảo quản trong chai, lọ có nút đậy chặt, đặt ở vị trí chắc chắn, cách xa các lọ chứa dễ gây cháy nổ
Sử dụng: Khi sử dụng sulfuric acid cần tuân thủ các nguyên tắc:
(1) Sử dụng găng tay, đeo kính bảo hộ, mặc áo thí nghiệm
(2) Cầm dụng cụ chắc chắn, thao tác cẩn thận
(3) Không tì, đè chai đựng acid lên miệng cốc, ống đong khi rót acid
(4) Sử dụng lượng acid vừa phải, lượng acid còn thừa phải thu hồi vào lọ đựng
(5) Không được đổ nước vào dung dịch acid đặc
Sơ cứu khi bỏng acid
(1) Nhanh chóng rửa ngay với nước lạnh nhiều lần:
+ Nếu bỏng ở vùng mặt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa
+ Nếu acid bắn vào mắt thì úp mặt vào chậu nước sạch, mở mắt và chớp nhiều lần để rửa acid
(2) Tiến hành trung hòa acid bằng NaHCO3 loãng (2%)
(3) Băng bó tạm thời vết bỏng bằng băng sạch, uống bù nước điện giải rồi đến cơ sở y tế gần nhất
Hoạt động 4: Tính chất hóa học
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Tính chất hoá học của sulfuric acid loãng và sulfuric acid đặc.
Nội dung ghi nhớ:
Dung dịch sulfuric acid loãng: Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất hóa học cơ bản của một acid: làm đổi màu giấy chỉ thị màu, tác dụng với base, basic oxide, kim loại và muối
Dung dịch sulfuric acid đặc
- Tính acid
- Tính oxi hóa
- Tính háo nước
Hoạt động 5: Ứng dụng
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Một số ứng dụng của sulfuric acid trong các ngành sản xuất và đời sống.
Nội dung ghi nhớ:
Sulfuric acid là hóa chất có tầm quan trọng bậc nhất vì hội tụ đầy đủ các yếu tố như: tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh, bền nhiệt, khó bay hơi, nguyên liệu sản xuất dồi dào, quy trình sản xuất có hiệu suất cao
Hoạt động 6: Sản xuất
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu các giai đoạn sản xuất sulfuric acid, viết các PTHH minh họa tương ứng với mỗi giai đoạn
Nội dung ghi nhớ:
- Giai đoạn 1: Sản xuất sulfur dioxide
S(s) + O2(g) SO2(g)
4FeS2(s) + 11O2(g) 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)
- Giai đoạn 2: Sản xuất sulfur trioxide
- Giai đoạn 3: Hấp thụ sulfur dioxide acid đặc, tạo ra oleum, sau đó pha loãng oleum vào nước được dung dịch sulfuric acid lõang cao (calcium sulfate)
II. MUỐI SULFATE
Hoạt động 1: Ứng dụng
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Ứng dụng của muối sulfate.
Nội dung ghi nhớ:
- Sản xuất khoáng chất bổ sung cho phân bón, thức ăn gia súc (magnesium sulfate)
Công thức | Ứng dụng |
K2SO4 | Làm phân bón |
CuSO4.5H2O | Diệt trùng nước bể bơi, sản xuất thuốc Bordeaux diệt nấm |
KAl(SO4)2.12H2O | Phèn chua, dùng làm chất cầm màu, xử lí nước |
(NH4)2Fe(SO4)2.6H2O | Muối Mohr, dùng bảo quản iron(II) |
Hoạt động 2: Nhận biết
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Trả lời câu hỏi mục 2 SGK trang 53.
Nội dung ghi nhớ:
Thí nghiệm nhận biết ion SO42-
- Phương trình phân tử: BaCl2 + Na2SO4 ⟶ BaSO4 + 2NaCl
- Phương trình rút gọn: Ba2+ + SO42-⟶ BaSO4
- Dự đoán hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng barium sulfate theo phương trình hóa học: H2SO4 + BaCl2 ⟶ BaSO4 + 2HCl
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Cho dung A chứa 3,82 gam hỗn hợp hai muối sulfate của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ. Cho một lượng vừa đủ BaCl2 vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, đem cô cạn dung dịch nước lọc thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
A. 3,07
B. 10,06
C. 6,24
D. Kết quả khác
Câu 2: Sản phẩm tạo thành giữa Fe3O4 với H2SO4 đặc nóng là:
A. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O.
B. Fe2(SO4)3, H2O.
C. FeSO4, H2O.
D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O.
Câu 3: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở Sulfuric acid đặc vì:
A. H2SO4 bị thụ động hóa trong thép
B. H2SO4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường
C. H2SO4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường
D. Thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với H2SO4 đặc
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,94 gam một muối sulfur của kim loại. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch nước Br2 dư, sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl2 dự vào thì thu được 4,66 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của lưu huỳnh trong muối sulfur là bao nhiêu?
A. 26,66%
B. 46,67%
C. 32,98%
D. 36,33%
Câu 5: Hiện tượng xảy ra khi nhúng một thanh sắt vào một cốc đựng acid H2SO4 đặc một thời gian, sau đó nhúng tiếp vào cốc đựng H2SO4 loãng:
A. Thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 loãng, không tan trong H2SO4 đặc
B. Thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 đặc, không tan trong H2SO4 loãng
C. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều bị ăn mòn
D. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều không bị ăn mòn
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxide Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Khối lượng muối sunfate khan tạo thành là?
Câu 2: Khi cho lần lượt: mẩu quỳ tím, Zn, NaOH, Ba(OH)2 vào dung dịch sunfuric aicd. Nêu hiện tượng và viết PTHH (nếu có)