Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 20: Alcohol

Slide điện tử bài 20: Alcohol. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 20: ALCOHOL

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

https://www.youtube.com/watch?v=eRGIXsbYSJY&ab_channel=VTVSHOWS

Xem video và mô tả nội dung chính của đoạn video. Đồng thời, hãy chia sẻ một số kiến thức của bạn về rượu (alcohol).

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

- Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp, đặc điểm cấu tạo của alcohol

+ Tìm hiểu các khái niệm của alcohol

+ Tìm hiểu danh pháp của alcohol

+ Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của alcohol

- Luyện tập

- Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp, đặc điểm cấu tạo của alcohol

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các khái niệm của alcohol

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Định nghĩa rượu (alcohol) là gì?

- Viết công thức tổng quát của rượu no, đơn chức, mạch hở.

- Cung cấp công thức chung của rượu.

- Làm thế nào để xác định bậc của một rượu?

- Rượu được phân loại thành những nhóm nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Alcohol là những hợp chất hữu cơ, trong phân tử có nhóm hidroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.

BÀI 20: ALCOHOL

- CT chung của alcohol no, đơn chức mạch hở là CnH2n+1OH (n ≥ 1) hay CnH2n+2O (n ≥ 1, nguyên)

- CT chung của alcohol: R(OH)n; n ≥ 1, nguyên; R gốc hydrocarbon.

- Bậc của alcohol: bậc của alcohol được tính bằng bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm –OH.

- Phân loại:

+ Dựa vào gốc hydrocarbon: alcohol no/ không no/ thơm.

+ Dựa theo bậc alcohol có alcohol bậc I, II, III.

+ Dựa theo số lượng nhóm - OH: alcohol đơn chức, đa chức (poyalcohol)

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu danh pháp của alcohol

GV đưa ra câu hỏi: 

Cách gọi tên các alcohol theo danh pháp thay thế

Nội dung ghi nhớ:

- Tên theo danh pháp thay thế của Monoalcohol

Tên hydrcarbon (bỏ e ở cuối)   + vị trí nhóm  -OH + ol 

- Tên theo danh pháp thay thế của Polyalcohol

Tên hydrcarbon + vị trí nhóm  -OH + độ bội nhóm -OH + ol

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của alcohol

HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:

Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo của các alcohol.

Nội dung ghi nhớ:

Trong phân tử alcohol, Các liên kết O-H và C-O đều phân cực về phía oxygen do oxygen có độ âm điện lớn.

 BÀI 20: ALCOHOL

Vì vậy, trong các phản ứng hóa học, alcohol thường bị phân cắt ở liên kết O-H hoặc liên kết C-O

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 alcohol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,37185 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối sodium alcoholate thu được là :

A. 2,4 gam.         B. 1,9 gam.               C. 2,85 gam.                D. 3,8 gam

Câu 2: Cho 0,1 lít ethyl alcohol 95o tác dụng với Na dư thu được V lít khí H2 (đkc). Biết rằng ethyl alcohol nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Giá trị của V là

A. 47,84 lít.             B. 40,95 lít.            C. 20,47 lít.                  D. 23,92 lít

Câu 3: 13,8 gam alcohol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,57775 lít H2 ở đkc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3OH.           B. C2H5OH.         C. C3H6(OH)2.              D. C3H5(OH)3

Câu 4: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai alcohol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai alcohol đó là

A. C3H5OH và C4H7OH                          B. C2H5OH và C3H7OH

C. C3H7OH và C4H9OH                          D. CH3OH và C2H5OH

Câu 5: Có hai thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1: Cho 6 gam alcohol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2

Thí nghiệm 2: Cho 6 gam alcohol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là

A. CH3OH.         B. C2H5OH.              C. C3H7OH.               D. C4H7OH

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Khi đun nóng butan-2-ol với axit sulfuric đặc, các alken nào được hình thành? Trong số các sản phẩm, sản phẩm nào chiếm ưu thế?

Câu 2: Hãy viết các phương trình hóa học cho các phản ứng trong quá trình điều chế glycerol từ propylen.