Slide bài giảng Hoá học 11 kết nối bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen
Slide điện tử bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Hóa học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NITROGEN VỚI OXYGEN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Hãy chia sẻ kiến thức của bạn về hiện tượng mưa acid.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Các Oxide của Nitrogen
- Công thức, tên gọi
- Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí
- Mưa acid
- Nitric Acid
- Cấu tạo
- Tính chất vật lí
- Tính chất hóa học
- Ứng dụng nổi bật của nitric acid đặc
- Hiện tượng phú dưỡng
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÁC OXIDE CỦA NITROGEN
Hoạt động 1: Công thức, tên gọi
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Ký hiệu chung của các oxide của nitrogen là gì?
- Hãy cho biết công thức và tên gọi của các hợp chất oxide của nitrogen có mặt trong không khí.
Nội dung ghi nhớ:
- Oxide của nitrogen được kí hiệu chung là NOx
- Hợp chất NOx có trong không khí:
Oxide | Tên gọi |
N2O | Dinitrogen oxide |
NO | Nitrogen monoxide |
NO2 | Nitrogen dioxide |
N2O4 | Dinitrogen tetroxide |
Hoạt động 2: Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Hãy giải thích nguyên nhân hình thành các oxit nitrogen (NOx) trong không khí.
Nội dung ghi nhớ:
Loại NOx | Nguyên nhân tạo thành |
NOx nhiệt (thermal – NOx) | Nhiệt độ rất cao (trên 3 000 oC) hoặc tia lửa điện làm nitrogen trong không khí bị oxi hóa: N2 + O2 ⇋ 2NO |
NOx nhiên liệu (fuel – NOx) | Nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen trong không khí |
NOx tức thời (prompt – NOx) | Nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do (gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl,...) |
Hoạt động 3: Mưa acid
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Mưa acid là hiện tượng gì?
- Những tác nhân chính nào dẫn đến hiện tượng mưa acid?
- Mưa acid gây ra những tác động gì đối với môi trường và con người?
- Hãy nêu một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ gây ra mưa acid.
Nội dung ghi nhớ:
- Mưa acid là hiện tượng khi nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6
- Tác nhân chính gây mưa acid là SO2 và NOx:
2SO2 + O2 + 2H2O 2H2SO4
4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3
- Mưa acid ảnh hưởng đến sinh vật, ăn mòn các công trình xây dựng, kiến trúc bằng đá và kim loại,...
- Một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây mưa acid:
- Xử lí khí thải các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, đốt nhiên liệu,... trước khi thải ra môi trường
- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
- Kiểm soát chất lượng các phương tiện giao thông có động cơ.
II. NITRIC ACID
Hoạt động 1: Cấu tạo
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Vẽ công thức Lewis và công thức cấu tạo của axit nitric.
- Mô tả đặc điểm cấu tạo của phân tử axit nitric.
Nội dung ghi nhớ:
Đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid:
- Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxi hóa cao nhất của nitrogen
- Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen
- Liên kết N ⟶ O là liên kết cho – nhận
- Phân tử nitric acid có liên kết O – H phân cực mạnh ⟹ có khả năng phân li trong nước thành các ion ⟹ dễ tan
- Liên kết O – H phân cực mạnh ⟹ dễ cho proton ⟹ tính acid mạnh
- Nguyên tử N có số oxi hóa + 5 là số oxi hóa cao nhất ⟹ có khả năng nhận electron ⟹ thể hiện tính oxi hóa. Phân tử HNO3 có liên kết cho – nhận kém bền ⟹ khả năng hoạt động hóa học mạnh ⟹ tính oxi hóa mạnh
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu nhận xét về tính chất vật lí của nitric acid.
Nội dung ghi nhớ:
Nitric acid tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói trong không khí ẩm và tan vô hạn trong nước
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu tính chất hoá học của nitric acid.
Nội dung ghi nhớ:
Tính acid: Nitric acid có khả năng cho proton, thể hiện tính chất của một acid Br∅nsted – Lowry.
NH3 + HNO3 ⟶ NH4NO3
Tính oxi hóa: Nitric acid có khả năng nhận electron, thể hiện tính oxi hóa mạnh
Hoạt động 4: Ứng dụng nổi bật của nitric acid đặc
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu một số ứng dụng nổi bật của nitric acid đặc.
Nội dung ghi nhớ:
- Sản xuất thuốc nổ trinitrotoluene (TNT), nitroglycerin và thuốc súng không khói cellulose trinitrate.
- Tạo nước cường toan – aqua regia:
Au + HNO3 + 3HCl AuCl3 + NO + 2H2O
HNO3 H+ + NO3-
NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O
CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
III. HIỆN TƯỢNG PHÚ DƯỠNG
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng là gì?
- Hiện tượng phú dưỡng dẫn đến những hậu quả nào?
- Những biện pháp nào có thể được áp dụng để hạn chế hiện tượng phú dưỡng ở ao và hồ?
- Bạn đề xuất cách nào để cải tạo ao hoặc hồ bị phú dưỡng?
Nội dung ghi nhớ:
- Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự dư thừa dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh
- Hệ quả:
+ Gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh
+ Rong, tảo phát triển mạnh gây thiếu nguồn oxygen trầm trọng cho các loài khác (đặc biệt là tôm, cá)
+ Gây mất cân bằng sinh thái
+ Xác rong, tảo phân hủy gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và tạo chất bùn lắng xuống lòng ao, hồ.
- Các biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng phú dưỡng ở ao, hồ: đắp cao bờ, ngăn chặn các đường dẫn nước thải vào ao, chống chảy tràn khi mưa lũ, cho thức ăn chăn nuôi đủ nhu cầu của vật nuôi.
- Đề xuất cách cải tạo ao, hồ có hiện tượng phú dưỡng: nạo, vét bùn, xác thực vật và tảo có trong ao
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Dinitrogen oxide có công thức là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O5.
Câu 2: Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất NO2 là
A. + 1.
B. + 3.
C. + 4.
D. + 5.
Câu 3: Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất HNO3 là
A. + 1.
B. + 3.
C. + 4.
D. + 5.
Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
A. ZnS + HNO3(đặc nóng)
B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
C. FeSO4 + HNO3(loãng)
D. Cu + HNO3(đặc nóng)
Câu 5: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS,Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Để nhận biết ion nitrat trong dung dịch, bạn có thể sử dụng kim loại nhôm để khử ion nitrat trong môi trường kiềm. Phản ứng này sẽ tạo ra ion aluminum và giải phóng khí ammonia. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion rút gọn.
Câu 2: Cho các thuốc thử Fe, CuO, Zn, Cu. Thuốc thử nào dùng để nhận biết ba axit đặc nguội HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn?