Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 9: Ôn tập văn bản “lễ rửa làng của người lô lô”

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 9: Ôn tập văn bản “lễ rửa làng của người lô lô” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN “LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại văn bản thông tin, về văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Lựa chọn và trân trọng cách sống hài hòa với tự nhiên

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Từ việc cung cấp cho người đọc thông tin về phong tục rửa làng của người Lô Lô, tác giả của văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô đã mang lại cho chúng ta những thông điệp sâu sắc. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Lễ rửa làng của người Lô Lô”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho nét đẹp văn hóa dân tộc trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Lễ rửa làng của người Lô Lô” là ai? Nêu xuất xứ của văn bản.  

+ Văn bản viết theo thể loại gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Trình bày bố cục thông tin chính của văn bản và chỉ ra mục đích viết văn bản.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu thời điểm diễn ra lễ rửa làng.

+ Nhóm 3&4: Tìm hiểu quá trình tổ chức buổi lễ trên 3 giai đoạn: chuẩn bị – diễn ra – sau khi kết thúc.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu ý nghĩa của lễ hội đối vưới người dân Lô Lô

+ Nhóm 6: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Tên: Phạm Thùy Dung

- Là một cây bút tài năng.

- Các bài viết của chị đã đưa đến cho người đọc nhiều thông tin thú vị về cuộc sống muôn màu trên mọi miền của Tổ quốc.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Trích trong tạp chí Di sản (đăng vào 12/2019)

b. Thể loại: Nghị luận văn học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ”

1. Bố cục thông tin chính của văn bản

- Phần 1: Từ đầu đến … độc đáo, thú vị: Thời điểm diễn ra hoạt động.

- Phần 2: Tiếp đến … làm mặt thiêng: Sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động.

- Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hoạt động.

à Mục đích của văn bản: giới thiệu với người đọc về một lễ tục lạ nhưng hết sức có ý nghĩa của người Lô Lô

2. Thời điểm diễn ra lễ rửa làng

- Thời điểm: khi xong xuôi mùa vụ

- Không gian: đồi núi thênh thang

- Thời gian: ngày đẹp trời

à Họ nghĩ tới việc tổ chức lễ hội với những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no.

- Thông lệ: Thời điểm cứ 3 năm một. vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng.

3. Quá trình tổ chức buổi lễ

3.1. Những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ

- Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống

- Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ.

3.2. Quá trình diễn ra buổi lễ

- Đoàn người thực hiện lễ cúng: thầy cúng chính, thầy cúng phụ và một số nam giới.

- Những người còn lại: người vác cây tre giả hình ngựa, người quấy hạt ngô, người xách gà trống trắng cùng các cành đào, mận, lau, vải đỏ,… theo sau thầy cúng đi vào từng nhà dần.

- Tới nhà nào, gia chủ phải chuẩn bị sẵn hình nhân, hai bó củi, hai bó cỏ cùng thái độ cung kính, thành khẩn.

3.3. Sau khi buổi lễ chính kết thúc

- Phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng

- Nếu chẳng may có người la vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật cúng lại.

4. Ý nghĩa của lễ hội

- Xuất phát từ nhận thức rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” theo định kì để gọt rửa những điều xui xẻo, đem lại điều may mắn.

- Xong lễ mọi người thấy nhẹ nhõm hơn và tin vào tương lai phía trước.

à Lễ rửa làng của người Lô Lô được coi là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

 

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

VB cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

* Nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh

- Câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu sức gợi, cuốn hút người đọc.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

c) Sản phẩm học tập:  Câu trả lời của


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 9: Ôn tập văn bản “lễ rửa, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 9: Ôn tập văn bản “lễ rửa, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 9: Ôn tập văn bản “lễ rửa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC