Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 7: Ôn tập thực hành tiếng việt: dấu chấm lửng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 7: Ôn tập thực hành tiếng việt: dấu chấm lửng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: DẤU CHẤM LỬNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về công dụng của dấu chấm lửng mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết các bài tập luyện tập, vận dụng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng công dụng của dấu chấm lửng vào giao tiếp và tạo lập văn bản

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Trong văn bản tiếng Việt, có rất nhiều dấu câu phổ biến như dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi,… ngoài ra còn có cả dấu chấm lửng. Để hiểu rõ về công dụng của dấu chấm lửng, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại thực hành tiếng Việt: “Dấu chấm lửng”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về: Khái niệm và công dụng của dấu chấm lửng.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Nhắc lại định nghĩa thành ngữ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ        

- GV cho HS đọc lại phần Tri thức ngữ văn và đặt câu hỏi: Dấu chấm lửng là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung: Nêu công dụng của dấu chấm lửng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. ÔN TẬP ĐỊNH NGHĨA DẤU CHẤM LỬNG

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

 

 

 

 

 

 

 

II. ÔN TẬP CHỨC NĂNG DẤU CHẤM LỬNG

- Phối hợp với dấu phẩy cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu cho câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thường có sắc thái hài hước, châm biếm.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập:

ĐỀ LUYỆN TẬP

Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong các phần trích sau:

a)    Thằng Dần lè lưỡi ra:

-         Eo! Mẹ ơi!

-         Thật… không có thể cứ cổ con mà chặt!

b)    Rú… rú…rú… mày bắt đầu mở, bắt đầu xúc than.

c)    Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào thờ không ra lời:

-         Bẩm… quan lớn, … đê vỡ mất rồi!

d)    Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp râng rộng và nhọn như đổi gọng kim, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá.

e)    Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…

f)     – Anh này lại say khướt rồi

-         Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ đi ở tù, mà nếu không được thì… thì… Thưa cụ.

g)    Chim bay vút lên khoa trăm màu áo đen chéo nhau trong không trung: nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc,…

h)    Núp định ra chăm lại hỏi. Nhưng… có được không? … Nó có bắt mình nộp cho Pháp… chắc không đâu, Pháp làm nó khổ thế này, bụng nó chắc không thương Pháp đâu.

i)     Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng […]. Giá trị của một tiếng nói cổ nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 7: Ôn tập thực hành tiếng việt:, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 7: Ôn tập thực hành tiếng việt:, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 7: Ôn tập thực hành tiếng việt:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC