Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT Bài 10. Trang sách và cuộc sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 Bài 10. Trang sách và cuộc sống sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 10. TRANG SÁCH VÀ CUỘC SỐNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về kỹ năng đọc hiểu các cuốn sách mới mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.
- Trách nhiệm: Vận dụng các biện pháp, kinh nghiệm vào kĩ năng đọc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề: Trong bài hoc hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi ôn tập những nội dung và nghệ thuật trong cuốn sách đã học trong chủ đề 10. Trang sách và cuộc sống, đồng thời chúng ta sẽ cùng thực hành viết đoạn văn phân tích nhân vật trong một cuốn sách mà em yêu thích nhé!
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong hai văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng) và Mon và Mên đang ở đâu.
- Tìm hiểu một khía cạnh tiêu biểu xoay quanh hai văn bản.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Ôn tập phần đọc nhanh cùng nhà phê bình Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản. + Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề được nêu ra để bàn luận trong văn bản + Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề nêu ra bàn luận và ý kiến của người viết. + Nhóm 4: Tìm hiểu cách nêu bằng chứng của người viết và nêu mối quan hệ giữa mục đích viết, đặc điểm và nội dung chính của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV2: Ôn tập phần trò chuyện cùng tác giả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: a. Mon và Mên là ai trong mối quan hệ với nhà văn – tác giả truyện ngắn Bầy chim chia vôi? b. Vì sao nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chia vôi non”? c. Cậu bé – người “phỏng vấn” tác giả – ngạc nhiên vì điều gì? d. Ngoài Mon và Mên, ai là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đem mưa, bãi sông và bầy chim chia vôi? e. Theo em, Mon và Mên đang ở đâu? Bầy chim chia vôi đã bay đi đâu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
I. VĂN BẢN “VẺ ĐẸP GIẢN DỊ VÀ CHÂN THẬT CỦA QUÊ NỘI (VÕ QUẢNG). 1. Tìm hiểu chung 1.1. Nội dung - Câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình. 1.2. Nghệ thuật - Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến,… 2. Vấn đề được nêu ra đề bàn luận trong VB - Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm. - Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm. - Ý kiến của người viết về người kể chuyện trong tác phẩm. - Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm. 3. Đọc hiểu văn bản 3.1. Vấn đề nêu ra bàn luận Vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng. 3.2. Ý kiến của người viết - Về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm: Nội dung câu chuyện xảy ra trong khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công. - Về thế giới nhân vật: Các nhân vật là người nông dân bình thường…, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai Dĩ, thầy Lê Tảo,… là những con người thật đáng yêu… 3.3. Cách nêu bằng chứng của người viết trong VB - Lược thuật, tóm tắt, không trích đoạn trực tiếp vì tác phẩm truyện dài và nhiều chi tiết. - Đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bóc tách, cảm nhận sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 3.4. Mối quan hệ giữa mục đích viết, đặc điểm và nội dung chính của VB - Những đặc điểm nghệ thuật và nội dung của tác phẩm đã được thể hiện trong việc người viết nêu ý kiến về hoàn cảnh đời sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện (sử dụng lí lẽ rõ ràng và bằng chứng cụ thể) - Người viết nhận xét chung về sức hấp dẫn của VB (phần cuối).
II. ÔN TẬP VĂN BẢN “MON VÀ MÊN ĐANG Ở ĐÂU” a. Mon và Mên là hai cậu bé trong chính tuổi thơ của tác giả. b. Nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non” vì tất cả đều nghĩ về bãi sông và lo lắng cho bầy chim chìa vôi non. c. Cậu bé – người “phỏng vấn” tác giả - ngạc nhiên vì tác giả không cùng Mon và Mên đi cứu bầy chìa vôi, cậu bé cũng lo Mon và Mên gặp nguy hiểm khi bơi thuyền ra bãi sông. d. Ngoài Mon và Mên, lũ trẻ trong làng là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sống và bầy chim chìa vôi. e. Mon va Mên ngang tuổi tác giả và có thể đã không còn ở trỏng làng nữa. Bầy chim chìa vôi đã bay đi rất xa.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối Bài 10. Trang sách và cuộc sống, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt Bài 10. Trang sách và cuộc sống, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 10. Trang sách và cuộc sống
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác