Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 8: Ôn tập văn bản “bản đồ dẫn đường”
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 8: Ôn tập văn bản “bản đồ dẫn đường” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 3. TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH
ÔN TẬP VĂN BẢN “BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG”
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại văn bản nghị luận, về văn bản Bản đồ dẫn đường mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
- c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề: Từ cách mượn một bức thư của ông gửi cho cháu, tác giả của văn bản Bản đồ dẫn đường đã gửi gắm đến với chúng ta nhiều bài học chiêm nghiệm cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Bản đồ dẫn đường”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
- Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho cuộc sống trong văn bản Bản đồ dẫn đường.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Ai là tác giả của văn bản “Bản đồ dẫn đường”? + Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản? Phân chia bố cục và đặt tên từng phần cho văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung: + Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề của văn bản trong đoạn mở đầu + Nhóm 2: Tìm hiểu hình ảnh tấm bản đồ dẫn đường (Kẻ bẩng: chỉ ra lí lẽ và dẫn chứng chứng minh) + Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của tấm bản đồ dẫn đường đối với đường đời của con người. + Nhóm 4: Tìm hiểu những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình. + Nhóm 5: Tìm hiểu kết luận vấn đề ở cuối văn bản. + Nhóm 6: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN. 1. Tác giả - Tên: Đa-ni-en Gốt-li-ép (1946) - Quê quán: Mỹ - Là nhà tâm lý học thực hành, bác sĩ điều trị tâm lí gia đình, đồng thời là chuyên gia sức khỏe tâm thần người Mỹ. - Thể loại: Viết sách - Tác phẩm tiêu biểu Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam (2006), Tiếng nói trong gia đình (2007), Học từ trái tim (2008),… 2. Tác phẩm a. Thể loại: văn bản nghị luận b. Xuất xứ: Trích từ cuốn sách Những bức thư gửi cháu Sam (2006) c. Bố cục: 5 phần - Phần 1: Từ đầu đến bước vào bóng tối: Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn - Phần 2: Tiếp theo … ngoan cường: Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường” - Phần 3: Tiếp theo … trong cuộc sống: Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đời sống của con người. - Phần 4: Tiếp theo … ý nghĩa cuộc sống là gì: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình - Phần 5: Còn lại: Lời khuyên của ông dành cho cháu.
II. ÔN TẬP VĂN BẢN “BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG” 1. Nêu vấn đề - Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn. - Câu chuyện hàm chứa ý nghĩa: Điều đó chợt khiến ông nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường, chúng ta thường tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần tìm phải là bước vào bóng tối. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Hình ảnh tấm bản đồ dẫn đường - Bảng phân loại (Đính kèm phía dưới hoạt động) 2.2. Vai trò của tấm bản đồ dẫn đường đối với đường đời của con người - Quyết định cách nhìn của chúng ta với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình. - Quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống. 4. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình - Mối liên hệ giữa câu chuyện và vấn đề đưa ra để bản bạc chính là câu trong VB: Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ... trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối. - Qua lời kể, “ông” tiết lộ rằng, từ nhỏ, cái nhìn về cuộc đời và con người của “ông” hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của mẹ “ông” (và cả bố “ông” nữa): + “Ông” thì yêu mến và tin tưởng mọi người xung quanh, thấy cuộc đời là chốn an toàn + Mẹ “ông” lại thấy cuộc đời là nơi đầy hiểm nguy, cần luôn đề phòng, cảnh giác. à “Ông” mất tự tin với quan điểm của mình và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ riêng cho mình. 3. Kết thúc vấn đề - Trong lời khuyên, “ông” muốn “cháu” thực hiện hai điều: thứ nhất, phải tìm kiếm bản đồ cho chính mình; thứ hai, tấm bản đồ đó “cháu” phải tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình. - Việc làm của “cháu” sẽ giúp “cháu” biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình. - Không chỉ Sam, mà các bạn trẻ đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi vì, trên đời, mỗi người có một hành trình riêng.
III. TỔNG KẾT * Nội dung - Văn bản là một bức thứ giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trọng sâu thẳm trong lòng mình. * Nghệ thuật: - Mở đầu bằng câu chuyện mang tính ngụ ngôn nhằm dẫn dắt người đọc nhẹ nhàng vào vấn đề chính - Lời văn đơn giản, ngắn gọn, nhưng mang tính uyên thâm. |
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 8: Ôn tập văn bản “bản đồ, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 8: Ôn tập văn bản “bản đồ, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 8: Ôn tập văn bản “bản đồ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác