Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT Bài 3: cội nguồn yêu thương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 Bài 3: cội nguồn yêu thương sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
ÔN TẬP BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG
ÔN TẬP VĂN BẢN: VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Kiến thức
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.
- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?
- Hs suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)
- GV đặt vấn đề: Mỗi con người sinh ra đều có cho mình một năng lực đặc biệt. Nhưng năng lực cũng cần có sự rèn luyện. Hãy cùng cảm nhận sự đặc biệt của nhân vật tôi qua văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Tiết 1.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về truyện.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm?
- HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường anh đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Thế nhưng cơ duyên đã đưa anh họa sĩ trẻ tiếp cận văn chương và "cái tôi" nhà văn đã lấn lướt "cái tôi" họa sĩ. Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng như: Giăng giăng tơ nhện (giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất; Một thiên nằm mộng - giải A cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng 2001-2002; Nhện ảo - giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2003, giải B (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với NXB Văn nghệ tổ chức cho tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ… |
2. Tác giả - Tên: Nguyễn Ngọc Thuần - Năm sinh: 1972 - Quê quán: Hàm Tân – Bình Thuận - Ông đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong văn chương.
3. Tác phẩm - Xuất xứ: xuất bản năm 2000, đạt giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất)
|
||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những trò chơi của người bố Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:theo phiếu học tập
+ Trong khi chơi những trò chơi, người bố luôn có thái độ như thế nào với đứa con? + Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”? + Em có nhận xét gì về các trò chơi? Thông qua các trò chơi, người bố muốn dạy người con điều gì? + Em cảm nhận thế nào về tình cha con trong văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS trình bày được phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Người cha trong câu chuyện đã thể hiện tình yêu, sự quan tâm chăm sóc đến đứa con thông qua những bài học nhẹ nhàng, thực tế từ cuộc sống. Từ việc nhận biết hình dáng từng loài hoa, đứa con đã dần dần cảm nhận được hương thơm, cảm nhận được mỗi loài hoa là món quà nhỏ trong khu vườn. Người cha không vội vã mà từ từ, dần dần để đứa con cảm nhận và thấu hiểu thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ quanh mình. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu những cảm nhận từ người con Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện thay đổi như thế nào? cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta? + Người con đã nhận ra được điều gì sau những trò chơi của bố? + Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu văn “những bông hoa chính là người đưa đường” là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV4: Tìm hiểu phần tổng kết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
II. Đọc – hiểu văn bản 1. Những trò chơi của người bố a. Trò chơi đoán tên các loài hoa - Người bố hướng dẫ đứa con nhắm mắt lại và chạm từng bông hoa Cảm nhận bằng xúc giác b. Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật - Người con nhắm mắt vẫn có thể đi mà không chạm vật gì, vẫn biết được bố đứng cách mình bao xa. cảm nhận bằng cảm giác c. Trân trọng những món quà trong cuộc sống - Tất cả các món quà đều đẹp cần trân trọng , nâng niu món quà đó. Cách chúng ta nhận hay cho đi món quà thể hiện nét đẹp của chính mình. d. Trò chơi ngửi rồi gọi tên các loài hoa - Người con cảm nhận được mùi của các loài hoa cảm nhận bằng khứu giác.
* Nhận xét: - Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con. - Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ dể đứa con tiến bộ hơn. người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.
2. Những cảm nhận từ người con - Nhân vật “tôi” có sự thay đổi: từ không thể đoán được tên loài hoa thuộc tên loài hoa nhắm, mắt, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên.
- Từ những trò chơi của bố, đứa con hiểu được việc cảm nhận khu vườn không chỉ bằng mắt, mà còn bằng tai, bằng mũi, bằng cảm xúc, bằng trí tưởng tượng về thế giới tự nhiên. - Người co học được cách trân trọng mọi món quà, cách cho và nhận món quà cũng thể hiện được nét đẹp trong mỗi người. Hiểu, trân trọng thế giới thiên nhiên xung quanh mình.
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Truyện kể về những trò chơi của người bố và đứa con. Qua đó, người cha đã dạy cho đứa con cách yêu thương, trân trọng thiên nhiên và nâng niu những món quà từ cuộc sống. 2. Nghệ thuật - Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
|
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: cội nguồn yêu thương, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt Bài 3: cội nguồn yêu thương, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 3: cội nguồn yêu thương
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác