Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT Bài 2: khúc nhạc tâm hồn
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 Bài 2: khúc nhạc tâm hồn sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
ÔN TẬP BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN
ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỒNG DAO MÙA XUÂN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản “Đồng dao mùa xuân” mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đồng dao mùa xuân.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đồng dao mùa xuân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ, biết ơn những người đã góp phần làm nên cuộc sống hôm nay và trân trọng những gì mà các em đang có.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đồng dao mùa xuân.
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
- Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS:
- Ở tiểu học, các em đã được học bài thơ bốn chữ nào? Hãy kể tên một số bài thơ bốn chữ đã học và đọc một bài thơ mà em yêu thích.
- Em đã đọc bài thơ nào về chủ đề người lính Việt Nam? Em có cảm nhận gì về họ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ thuở lọt lòng, mỗi chúng ta đều được lắng nghe những lời ru ầu ơ, tiếng hát nghĩa tình của bà, của mẹ đưa chúng ta vào giấc ngủ bình yên. Những giai điệu ấy gieo vào tâm hồn ta những hạt mầm của tình yêu thiên nhiên, tình cảm quê hương, đất nước. Những vần thơ bốn chữ, năm chữ được kết nối trong chủ đề Khúc nhạc tâm tâm hồn sẽ là những cung bậc, giai điệu khác nhau để bồi đắp cho chúng ta những tình cảm, giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
- Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Khúc nhạc tâm hồn và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Đồng dao mùa xuân.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Đồng dao mùa xuân.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Thông tin tác giả, tác phẩm trong SGK, tóm tắt những ý chính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung về: ● Tiểu sử tác giả Nguyễn Khoa Điềm: - Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. - Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam. - Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975. - Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975. - Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin. - Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. - Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. - Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. - Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ. ● Về phong cách sáng tác: Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... - Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. - Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. => Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi cho HS, yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Nhóm 1: + Bài thơ gồm có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng? + Có khổ thơ nào có cấu tạo đặc biệt không? Tác dụng của chúng là gì? Nhóm 2: Hoàn thành bảng sau để tìm hiểu đặc điểm của bài thơ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1: Bài thơ gồm 9 khổ, mỗi khổ 4 dòng. Tuy nhiên khổ 1 và khổ 2 có số dòng ít hơn, bộc lộ nỗi niềm của tác giả xót thương khi người lính không trở về. Nhóm 2:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Hình ảnh người lính Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: đọc lại bài thơ, em hãy tìm ra và kể tóm tắt những sự việc chính được tác giả đề cập trong bài thơ Đồng dao mùa xuân. - GV nêu câu hỏi: + Những chi tiết, câu thơ nào đã khắc họa, miêu tả người lính? Từ đó em có nhận xét gì về đặc điểm, tính cách của người lính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc lại bài thơ và suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: Tóm tắt sự việc chính trong bài thơ: ● Bài thơ kể về có một người lính tuổi đời còn rất trẻ, còn mê thả diều như vừa qua tuổi thiếu niên. ● Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. ● Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn. ● Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất đỗi khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí “nhân gian”.
Chi tiết miêu tả người lính và đặc điểm, tính cách của người lính: ● Còn mê thả diều ● Ba lô con cóc Tấm áo màu xanh Làn da sốt rét ● Cái cười hiền lành ● Anh ngồi lặng lẽ Dưới cội mai vàng ● Anh ngồi rực rỡ Mắt như suối biếc Vai đầy núi non… Người lính còn trẻ, tính tình giản dị, hiền lành. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức Ghi lên bảng. - GV bình: Trong những năm tháng đất nước đau thương bởi chiến tranh, có những người lính trẻ đã dũng cảm xung phong lên đường chiến đấu. Họ bỏ lại sau lưng làng quê, gia đình, gác lại những mong ước của bản thân để chiến đấu vì quê hương, dân tộc. Họ giản dị, khiêm nhường trong cuộc sống hàng ngày là thế nhưng trong chiến đấu người lính trẻ vô cùng kiên cường, dũng cảm. Tất cả bởi vì tình yêu dành cho đất nước, cho đất Mẹ thiêng liêng. Trước sự hi sinh của các anh, tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài thơ. Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc đối với người lính Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm những câu thơ được nhà thơ sử dụng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc trước sự hi sinh của người lính. Theo em, tình cảm được chứa đựng qua các câu thơ là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. Dự kiến sản phẩm: Những câu thơ gợi tình cảm dành cho người lính: + Bạn bè mang theo + Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Em hãy tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản. - GV đặt thêm câu hỏi: Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức Ghi lên bảng. GV bổ sung: - Tên bài thơ Đồng dao mùa xuân là khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tốn cùng vũ trụ. Qua đó, nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh. Tác giả sử dụng hình thức của đổng dao để lưu truyền mãi trong những thế hệ sau lời ngợi ca, lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. |
2. Tác giả - Nguyễn Khoa Điềm - Năm sinh: 1943 - Quê quán: Thừa Thiên – Huế. - Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc. - Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)… 3. Tác phẩm Đồng dao mùa xuân - Sáng tác: 1994 - Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn.
III. Đọc hiểu văn bản 1. Tìm hiểu thể thơ bốn chữ * Khổ thơ:
- Bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng. - Khổ 1 và khổ 2 có cấu tạo khác biệt với các khổ còn lại: + Khổ một: 3 dòng thơ, kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc câu chuyện tiếp theo về anh... + Khổ hai: 2 dòng thơ, kể vể sự ra đi của người lính - diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc tuổi xanh, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ, đồng thời gợi lên trong người đọc niềm tiếc thương sâu sắc.
* Số tiếng: 4 tiếng, ngắn gọn nhưng rất sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.
* Gieo vần: chủ yếu vần chân như lính - bình, lửa – nữa…
* Ngắt nhịp: 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
2. Hình ảnh người lính
- Bài thơ kể về người lính trẻ tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên đường ra trận. Trong một trận chiến ác liệt, người lính đã anh dũng hi sinh.
- Chân dung người lính được khắc họa qua bài thơ: + Tuổi đời còn rất trẻ: chưa một lần yêu, còn mê thả diều… + Giản dị, hiền hậu: ba lô con cóc, tấm áo màu xanh, cái cười hiền lành. + Dũng cảm, kiên cường: trải qua cơn sốt rét giữa rừng, anh dũng chiến đấu và hi sinh. Người lính trẻ yêu nước, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, giản dị và khiêm nhường trong cuộc sống đời thường.
3. Tình cảm, cảm xúc đối với người lính - Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo Dòng thơ thể hiện tình cảm của đồng đội dành cho người lính trẻ đã hy sinh. Hình ảnh của anh được bạn bè thương nhớ, lưu giữ, mang theo suốt cuộc đời, là động lực tiếp thêm cho đồng đội sức mạnh để tiếp tục chiến đấu.
- Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian Có thể hiểu là nỗi thương nhớ những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh. Hoặc là nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian. Tình cảm bao trùm bài thơ là nỗi xót thương xen lẫn tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân, ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
III. Tổng kết 1. Nội dung – ý nghĩa Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước. - Tác giả ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình. - Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau). - Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận |
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối Bài 2: khúc nhạc tâm hồn, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt Bài 2: khúc nhạc tâm hồn, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 2: khúc nhạc tâm hồn
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác