Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 7: Ôn tập văn bản “đường vào trung tâm vũ trụ”

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 7: Ôn tập văn bản “đường vào trung tâm vũ trụ” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN “ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM VŨ TRỤ”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyện khoa học viễn tưởng, về văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn, câu thơ nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Biết khát vọng và ước mơ, có ý chí biến khát vọng, ước mơ tốt đẹp thành hiện thực. 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Từ việc miêu tả hành trình tìm đường vào trung tâm trái đất của một nhóm bạn trẻ, tác giả của hai văn bản trong Đường vào trung tâm trái đất đã gửi gắm đến với chúng ta nhiều bài học chiêm nghiệm cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho khoa học vũ trụ trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm VB và đặt câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu thông tin chính về tác giả và tác phẩm “Đường vào trung tâm vũ trụ”.

+ Nhóm 2: Xác định thể loại và phân chia bố cục cho văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm và liệt kê không gian, diễn biến chính và các nhân vật trong văn bản

+ Nhóm 2: Tìm hiểu hành trình tìm đường vào trung tâm vũ trụ.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu không gian (kẻ bảng) và thời gian ở trung tâm vũ trụ.

+ Nhóm 4: Miêu tả không gian thảo nguyên.

+ Nhóm 5: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Tên: Hà Thủy Nguyên (1986)

- Quê quán: Hà Nội

- Là một trong những nữ tác giả tiểu thuyết nổi tiếng và trẻ tuổi tại Việt Nam.

- Thể loại sáng tác: tiểu thuyết, thơ ca

- Tác phẩm tiêu biểu: Điệu nhạc trần gian (2004), Bên kia cánh cửa (2005), Thiên Mã (2010),…

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Trích trong Thiên Mã (2010)

b. Thể loại: tiểu thuyết

c. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu … như chốn không người: tìm đường vào trung tâm vũ trụ.

- Phần 2: Từ Chưa đầy nửa tiếng sau … một chiều không gian thứ tư: ở trung tâm vũ trụ.

- Phần 3: Còn lại: khám phá không gian trung tâm vũ trụ

 

 

 

 

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM VŨ TRỤ”

1. Không gian, diễn biến chính và nhân vật

- Không gian:

+ Thánh địa Hy Lạp – nơi có đền thờ các vị thần trong thần thoại Hy Lạp

+ Tâm Vũ Trụ – nơi có những loài thực vật và động vật khổng lồ, kì dị.

- Diễn biến chính:

Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy Lạp à Khám phá thánh địa và phát hiện “rốn vũ trụ” à Thần Đồng quay trở về bảo tàng “mượn chìa khóa” à Ba nhân vật vào được trung tâm vũ trụ.

- Nhân vật:

+ Nhân vật có trí thông minh tuyệt vời, ưa phiêu lưu, khám phá: cô bé – người kể chuyện, cậu bé Thần Đồng

+ Nhân vật kì ảo: con ngựa Thần Thoại, chuồn chuồn khổng lồ, khủng long Spi-nô-sô-rớt Ê-gip-ti-cớt, voi ma mút, người cá.

2. Hành trình tìm đường vào trung tâm vũ trụ.

- Không gian: bắt đầu từ bãi cỏ vắng người à đền thờ à rơi xuống hố à thung lũng kì lạ (trung tâm vũ trụ).

- Thời gian: đêm mù mịt

- Cảm xúc của nhân vật “tôi”: từ sự tò mò, nóng lòng khám phá, đến lo sợ khi bị hồn ma dọa, đến sự hoài nghi và cuối cùng là ngạc nhiên khi đến trung tâm vũ trụ.

- Những sự vật, sự việc:

+ Con ngựa có cánh

+ Hòn đá Ôm-phê-lốt

+ Trung tâm vũ trụ: là một thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi, không biết đến tận cùng…

3. Không gian, thời gian ở trung tâm vũ trụ 

3.1. Không gian ở trung tâm vũ trụ

- Bảng so sánh (Đính kèm phía dưới hoạt động)

à Mối liên hệ: Tâm Trái Đất chính là Tâm Vũ Trụ. Sở dĩ tâm Trái Đất là tâm vũ trụ bởi như hai nhân vật Thần Đồng nói thì Tâm Trái Đất chỉ có khoảng chất, không có sinh vật sống. Tâm Vũ Trụ mà hai bạn nhỏ khám phá ra ra là nơi có sự sống của các loài động vật, thực vật kì lạ.

3.2. Thời gian ở trung tâm vũ trụ

“Bước nhảy không gian” đã đưa ba nhân vật chính trở lại thời cổ đại, cách thời điểm câu chuyện được kể khoảng một trăm sau mươi triệu năm.

4. Không gian thảo nguyên

- Dòng suối hiền hòa với cầu vồng rực rỡ bảy sắc màu

- Con người xuất hiện như nhân vật trong truyện cổ tích của An-đéc-xen

à Không gian kì bí, huyền ảo, hấp dẫn của thế giới viễn tưởng

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

- Văn bản là một lát cắt nhỏ trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng thú vị pha trộn nhiều yếu tố huyển bí đưa người đọc vào thế giới ảo trong trí tưởng tượng.

- Tác phẩm thu hút người đọc ở sự mới lạ và các kiến thức trong sách ở thời điểm nó ra đời.

* Nghệ thuật:

- Lời văn phong phú, có nhiều hình ảnh sáng tạo mới lạ

- Lối miêu tả chi tiết, sinh động, mới lạ, cuốn hút người đọc

- Sử dụng triệt để biện pháp nhân hóa để xây dựng nhân vật hấp dẫn

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 7: Ôn tập văn bản “đường vào, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 7: Ôn tập văn bản “đường vào, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 7: Ôn tập văn bản “đường vào

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC