Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 7: Ôn tập văn bản “cuộc chạm trán trên đại dương”
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 7: Ôn tập văn bản “cuộc chạm trán trên đại dương” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 7. THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG
ÔN TẬP VĂN BẢN “CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG”
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyện khoa học viễn tưởng, về văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.
- Trách nhiệm: Biết khát vọng và ước mơ, có ý chí biến khát vọng, ước mơ tốt đẹp thành hiện thực.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
- c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề: Từ câu chuyện về chuyến phiêu lưu dưới đáy đai dương, tác giả của văn bản trong Cuộc chạm trán trên đại dương đã gửi gắm đến với chúng ta nhiều bài học chiêm nghiệm cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
- Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho thế giới đại dương trong văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Tác giả của văn bản là ai? Nêu một số thông tin về tác giả? + Văn bản viết theo thể loại nào? Nêu xuất xứ và phân chia bố cục cho văn bản. + Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung: + Nhóm 1: Tìm hiểu nhan đề và ngôi kể của truyện Hai vạn dặm dưới biển + Nhóm 2: Tìm hiểu hình ảnh con cá thiết kình và chiếc tàu ngầm (Điền vào bảng). + Nhóm 3: Tìm hiểu cuộc đuổi bắt con cá của chiếc tàu chiến. + Nhóm 4: Tìm hiểu logic nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác (Vẽ sơ đồ tư duy). + Nhóm 5: Tổng kết nội dung và nghệ thuật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN. 1. Tác giả - Giuyn Véc-nơ (1828 – 1905) - Quê quán: Nantes, Pháp. - Là nhà văn Pháp, được xem là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. - Thể loại sáng tác: văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “cha đẻ” của thể loại này. - Tác phẩm tiêu biểu Hành trình vào Tâm Trái Đất (1964), Từ Trái Đất tới Mặt Trăng (1965), Hai mươi vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),… 2. Tác phẩm a. Thể loại: tiểu thuyết. b. Xuất xứ: Trích từ chương 6 và chương 7 trong Hai mươi vạn dặm dưới biển, ngoài ra còn có nhan đề Mở hết tốc lực và Con cá voi không biết thuộc loại nào. c. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến nhưng nó vẫn phớt lờ: Cuộc rượt đuổi “con cá” của chiếc tàu. - Phần 2: Có thể hi vọng rằng … mất tinh thần khi rơi xuống nước: Cuộc đọ sức giữa tàu chiến và “con cá” - Phần 3: Còn lại: Phát hiện sự thật về “con cá”
II. ÔN TẬP VĂN BẢN “CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG” 1. Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển - Nhan đề thể hiện ước mơ chinh phục đáy biển sâu của Giuyn Véc-nơ và những người đương thời. 2. Ngôi kể - 3 nhân vật chính: Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len. - Ngôi kể thứ nhất – lời của vị giáo sư, nhà khoa học trực tiếp xuất hiện, tham gia vào diễn biến cốt truyện. àTác dụng: - Câu chuyện về chiếc tàu ngầm tối tân được kể lại mang tính khoa học cao. - Những kiến thức hay lập luận của nhân vật người kể chuyện về các vấn đề kĩ thuật, công nghệ và đại dương vừa đảm bảo tính chính xác và tuân thủ theo lô-gic khoa học, vừa đảm bảo sức hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. 3. Hình ảnh con cá thiết kình và chiếc tàu ngầm - Bảng so sánh (Đính kèm phía dưới hoạt động) 4. Cuộc đuổi bắt con cá của chiếc tàu chiến - Chân vịt bắt đầu quay, tàu Lin-côn lao thẳng về phía con cá - Cuộc đuổi bắt kéo dài ít nhất ... theo kịp con cá - Lò hơi hoạt động mạnh ... năm hải lí một giờ - Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến cần thêm được một sải - Con cá nằm yên ... cách con cá bốn trăm mét - Khi tàu cách con cá ... như tiếng kim loại chạm nhau. à Một cuộc đuổi bắt đầy căng go, quyết liệt, không bên nào chịu thua bên nào. 5. Logic nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - Ảnh sơ đồ tư duy tham khảo (Đính kèm phía dưới hoạt động)
III. TỔNG KẾT * Nội dung - Nội dung tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýp của thuyền trưởng Nê-mô. - Văn bản không chỉ thể hiện khát vọng chinh phục đại dương, chinh phục khoa học mà còn giúp khơi gợi ở người đọc những ước mơ khám phá, làm chủ thế giới với muôn điều bí ẩn * Nghệ thuật: - Cốt truyện là trí tưởng tượng, mang đậm chất hiện thực, sống động - Giọng văn kể chuyện hấp dẫn, cách diễn đạt hài hước, dí dỏm. - Lối viết đơn giản, dễ hiểu. |
BẢNG SO SÁNH
Hình ảnh con cá thiết kình |
Hình ảnh chiếc tàu ngầm |
|
Hình dáng |
Hoạt động |
- Được thiết kế với kích thước to và thon dài. - Xung quanh được bao bọc bởi thép lá - Hai bên có vây lái được điều khiển bằng hệ thống điện - Bên trên có tháp điều khiển chứa ống nhòm để quan sát và di chuyển.
|
- Có thể phát ra ánh điện - Màu sắc: lưng đen bóng, phẳng lì, không có vảy. - Chiều dài: không quá tám mươi mét. - Chiều ngang: cân đối cả ba chiều. - Thân rắn như đá, không mềm như cá voi |
- Từ lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét - Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh - Đủng đỉnh tránh con thuyền. |
|
è Con cá thiết kình này rất to lớn, kì lạ và hơi khó xác định. |
è Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ chế tạo tàu biển. |
SƠ ĐỒ TƯ DUY
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
* Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập só 1:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ. Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a (Helveia) và San-nông (Shanmon) hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều. 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Viết theo thể loại gì? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 3. Thái độ của các nhân vật trong đoạn văn trên khi nhìn thấy con cá là gì? 4. Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả trong đoạn văn. |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” – Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng.
- Nội dung chính: Sự xuất hiện của con cá thiết kình.
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 7: Ôn tập văn bản “cuộc chạm, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 7: Ôn tập văn bản “cuộc chạm, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 7: Ôn tập văn bản “cuộc chạm
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết
PHÍ GIÁO ÁN:
- 300k/học kì - 350k/cả năm
=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án