Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 9: Ôn tập thực hành tiếng việt: cước chú và tài liệu tham khảo
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 9: Ôn tập thực hành tiếng việt: cước chú và tài liệu tham khảo sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CƯỚC CHÚ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về cước chú và tài liệu tham khảo mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết các bài tập luyện tập, vận dụng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và xác định ngôn ngữ vùng miền trong văn bản.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng cước chú và tài liệu tham khảo trong tạo lập văn bản
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
- c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề: Việc sử dụng cước cú và tài liệu tham khảo trong văn bản là một việc làm rất cần thiết. Để hiểu rõ về nội dung này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại thực hành tiếng Việt: “Cước chú và tài liệu tham khảo”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Khái niệm, đặc điểm, chức năng và cách ghi cước chú.
- Khái niệm, đặc điểm và chức năng của tài liệu tham khảo.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Nhắc lại kiến thức về cước chú Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Cước chú là gì? + Đặc điểm và chức năng của cước chú? + Nêu cách ghi cước chú. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV 2: Nhắc lại kiến thức về tài liệu tham khảo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Tài liệu tham khảo là gì? + Đặc điểm và chức năng của tài liệu tham khảo? + Trình bày các thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
|
I. ÔN TẬP CƯỚC CHÚ 1. Khái niệm - Cước chú là những tài liệu mà người tạo lập văn bản tìm đọc và khai thác các thông tin cần thiết, có liên quan tới vấn đề được trình bày trong đoạn văn. 2. Đặc điểm - Cước chú xuất hiện rất nhiều trong các văn bản thông tin (nhất là văn bản khoa học), văn bản nghị luận và văn bản văn học cổ được đời sau in lại. 3. Chức năng - Người đọc có thêm điều kiện để nắm bắt được một cách chính xác những thông tin cần thiết, có liên quan tới vấn đề được trình bày trong văn bản. 4. Cách ghi cước chú - Đánh dấu từ ngữ, nội dung cần cước chú bằng chữ số hoặc dấu hoa thị. - Ở cuối chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú hoàn chỉnh gồm các thành phần: + kí hiệu đánh dấu đối tượng; + tên đối tượng; + dấu hai chấm; + nội dung giải thích. II. ÔN TẬP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khái niệm - Tài liệu tham khảo là những tài liệu mà người tạo lập văn bản tìm đọc và khai thác các thông tin cần thiết, có liên quan đến tới vấn đề được trình bày trong văn bản. 2. Đặc điểm - Tài liệu tham khảo thường được ghi sau phần kết thúc của văn bản, có thẻ có nhiều đơn vị, được đánh số và sắp xếp theo một quy ước thống nhất 3. Chức năng - Người đọc có thể có được những nhận định bước đầu về độ tin cậy của nội dung thông tin trong văn bản hay giá trị chuyên môn, khoa học của văn bản. 4. Thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo - Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó. - Nếu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn (có thể đặt trước hoặc sau đoạn trích dẫn) - Ghi đầy đủ họ tên tài liệu được trích dẫn cùng nơi xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thích hợp (ghi như một cước chú; ghi ngay sau đoạn trích dẫn; ghi ở phần cuối văn bản trong mục Tài liệu tham khảo) |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 9: Ôn tập thực hành tiếng việt:, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 9: Ôn tập thực hành tiếng việt:, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 9: Ôn tập thực hành tiếng việt:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác