Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt: biện pháp tu từ nói quá

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt: biện pháp tu từ nói quá sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết các bài tập luyện tập, vận dụng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Nói quá là một biện pháp tu từ không chỉ được sử dụng trong giao tiếp đời sống hằng ngày, mà còn xuất hiện cả trong các lĩnh vực khác như văn thơ, ca nhạc,… Để hiểu rõ về biện pháp tu từ nói quá, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại thực hành tiếng Việt: “Biện pháp tu từ nói quá”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Khái niệm và đặc điểm của nói quá
  • Tác dụng của nói quá.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ        

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1&2:

·      Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá

·      Nhận diện và phân tích đối tượng được nói quá trong hai ví dụ sau:

a. Ông ấy gan to tày bể.

b. Tôi nghĩ nát óc mà không nghĩ ra bài toán này

+ Nhóm 3&4:

·      Tìm hiểu chức năng của biện pháp tu từ nói quá

·      Phân tích chức năng của nói quá trong hai ví dụ sau:

a. Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

b. Cày đồng vào buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng đồng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Khái niệm, đặc điểm

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng sự vật, hiện tượng được nói đến.

- Ví dụ:

a. Ông ấy gan to tày bể: Sự thực là “ông ấy” rất gan dạ. Nhưng đưa hình ảnh “bể” (biển) ra để so sánh với sự gan dạ đó thì sự so sánh ấy hoàn toàn là có tính chất phóng đai.

b. Tôi nghĩ nát óc mà không nghĩ ra bài toán này: “nát óc” ở đây chỉ là cách nói quá, trong khi thực tế có thể chỉ là nghĩ căng thẳng đến mức đau đầu

 

2. Tác dụng

- Gây án tượng đặc biệt,

- Tăng sức biểu cảm hoặc gây cười. 

- Ví dụ:

a. Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm è Phóng đại về mức độ của sự việc nhằm nhấn mạnh vai trò, niềm tin vào sức lao động của con người, tăng sức biểu cảm.

b. Cày đồng vào buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng đồng: “thánh thót như mưa” è Phóng đại mức độ của sự việc nhằm nhấn mạnh sự lao động vất vả cực nhọc của người nông dân, tăng sức gợi hình. 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt:, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt:, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC