Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 8: Ôn tập văn bản “hãy cầm lấy và đọc”
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 8: Ôn tập văn bản “hãy cầm lấy và đọc” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC”
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại văn bản nghị luận, về văn bản Hãy cầm lấy và đọc mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
- c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề: Từ việc bày tỏ quan điểm về tầm quan trọng của việc đọc sách, tác giả văn bản Hãy cầm lấy và đọc đã gửi gắm đến với chúng ta nhiều bài học chiêm nghiệm cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Hãy cầm lấy và đọc”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
- Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Tác giả của văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” là ai? + Nêu xuất xử và thể loại của văn bản? Phân chia bố cục cho văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung: + Nhóm 1: Tóm tắt văn bản (kẻ bảng) + Nhóm 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách. + Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của sách trong thế giới hiện đại + Nhóm 4: Tìm hiểu lời kêu gọi mọi người cùng đọc sách + Nhóm 5: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
|
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN. 1. Tác giả - Tên: Huỳnh Như Phương (1955) - Quê quán: Quảng Ngãi. - Là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học. - Thể loại sáng tác: văn xuôi, thơ ca… - Tác phẩm tiêu biểu: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986), Trường phái Hình thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008), Hãy cầm lấy và đọc (2016),… 2. Tác phẩm a. Xuất xứ: Trích trong Hãy cầm lấy và đọc (2016) b. Thể loại: Văn bản nghị luận c. Bố cục: 3 phần - Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh - Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần thân bài đều nói về việc đọc sách - Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách
II. ÔN TẬP VĂN BẢN “HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC” 1. Tóm tắt văn bản - Bảng tóm tắt (Đính kèm phía dưới hoạt động) 2. Tầm quan trọng của việc đọc sách - Mở đầu bằng câu chuyện về động lực đọc sách Thánh Au-gu-xinh với dẫn chứng thuyết phục, dẫn nhập vào vấn đề cần bàn luận. - Phép lập luận đối lập: + Con người tuyệt thực có thể chết + Con người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết” dần dần, êm ái à Nhấn mạnh sự cần thiết của việc đọc sách. 3. Vai trò của sách trong thế giới hiện đại - “Hãy cầm lấy sách mà đọc”: lời của những người thân thương khi muốn chia sẻ kiến thức tới chúng ta - Khẳng định vị thế của sách trong bối cảnh gia tăng sự xuất hiện của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại: - Con chữ: + Hàm chứa văn hó của một dân tộc mang hồn thiêng của đất nước. + Kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong khuôn khổ + Gọi tên tư duy hồi đáp, hô ứng hay phản biện + Chữ là cầu nối những thế hệ xa cách nhau trong lịch sử. - Trang giấy: Phơi bày những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người. à Lối viết liệt kê khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách. Khẳng định mạnh mẽ: một nền giáo dục không khuyên khích đọc sách là một nền giáo dục phiến diện. 4. Lời kêu gọi mọi người cùng đọc sách - Bày tỏ sự lo ngại về sự sa sút của người đọc, do ảnh hưởng của hai phương diện: + Người ham đọc có sách hay để đọc, nếu chỉ có những cuốn sách dở thì hiển nhiên người đọc sẽ hờ hững + Nếu người đọc không chuẩn bị nền tảng văn hóa cần thiết, thì dù sách bao nhiêu là vô ích - Lời kêu gọi: Xin hãy cầm lấy và đọc à Lời kêu gọi chân thành, xuất phát từ trái tim của một người yêu sách
III. TỔNG KẾT * Nội dung - Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc. - Bài viết truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức * Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. - Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay. |
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 8: Ôn tập văn bản “hãy cầm, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 8: Ôn tập văn bản “hãy cầm, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 8: Ôn tập văn bản “hãy cầm
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác