Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 6: Ôn tập văn bản “con mối và con kiến”

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 6: Ôn tập văn bản “con mối và con kiến” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN “CON MỐI VÀ CON KIẾN”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyện thơ ngụ ngôn, về bài thơ Con mối và con kiến mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Từ việc miêu tả cuộc đối thoại giữa hai con vật là kiến và mối, tác giả văn bản Con kiến và con mối đã gửi gắm thông điệp về cách ứng xử của con người trong xã hội hiện nay. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Con kiến và con mối”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho loài vật trong văn bản Con mối và con kiến.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ        

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Con mối và con kiến” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản. Phân chia bố cục cho văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu những lời hỏi của con kiến và cho biết thái độ của mối khi thấy kiến làm việc vất vả.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu những lời đáp của kiến với mối và cho biết thái độ của kiến về lối sống của mối.

+ Nhóm 3: Chỉ ra hậu quả của lối sống của mối, nêu cảm nhận về hai nhân vật mối và kiến. 

+ Nhóm 4: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Nam Hương (1899 – 1960).

- Quê quán: Hà Nội

- Là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng chuyên viết nhiều thể loại truyện ngụ ngôn.

- Là một cây bút chuyên viết về thiên nhiên và loài vật cho trẻ em.

- Thể loại sáng tác: truyện ngụ ngôn, thơ ca.

- Phong cách nghệ thuật: trong sáng, giản dị, gần gũi, thể hiện tâm hồn tinh tế và giàu yêu thương.

 2. Tác phẩm

a. Thể loại: truyện thơ ngụ ngôn

b. Xuất xứ: Trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thương biên soạn và tuyển chọn.

c. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu … tủ hòm thiếu đâu?: Lời hỏi của con mối.

- Phần 2: Còn lại: Lời đáp của con kiến

                      

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “CON MỐI VÀ CON KIẾN”

1. Lời hỏi của con mối

- Không gian: trong nhà

- Lời hỏi của con mối khi nhìn thấy kiến:

+ Tội tình gì lao khổ lắm thay!

+ Thân thế vẫn gầy thế kia

+ Chúng ta chẳng hề khó nhọc mà vẫn ồ uề béo trục béo tròn

+ Ở ăn ghế chéo bàn tròn, nhà cao cửa rộng, tù hòm thiếu đâu?

à Mối chê bai kiến làm việc vất vả mà vẫn cứ gầy gò, ốm yếu. Đồng thời, mối khoe rằng mình chẳng cần làm gì cũng khỏe mạnh và sung sướng.

2. Lời đáp của con kiến

- Lời đáp của con kiến:

+ Hễ có làm thì mới có ăn

+ Sinh tồn là cuộc khó khăn

+ Vì đàn và tổ nên thân gầy gò

à Kiến làm lụng chăm chỉ, vất vả để kiếm sống, sinh tồn trong cuộc sống khó khăn này. Bản thân loài kiến vốn gầy gò nên dù làm mãi cùng chẳng bao giờ là đủ.

- Lời nói của con kiến về lối sống của con mối:

+ Chẳng vun thu xứ sở

+ Cứ đục vào chỗ ở mà xơi

à Kiến phê phán lối sống của mối, sống quá hưởng thụ, chỉ biết nghĩ cho mình mà không biết nghĩ cho người khác.

- Hậu quả của lối sống của mối:

+ Đục cho rỗng hết mọi nơi

+ Nhà kia đổ xuống thì đi đời.

à Với lối sống chỉ biết hưởng thụ, không chịu khó làm lụng nên chắc chắn một ngày nào đó mối sẽ mất tất cả và chẳng còn lại gì.

 

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

- Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay.

- Khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng, cuộc sống mới có thể êm ấm và bền vững.

* Nghệ thuật:

Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.

- Nhân vật gần gũi, sinh động, tạo nên hai hình ảnh đối lập.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 6: Ôn tập văn bản “con mối, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 6: Ôn tập văn bản “con mối, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 6: Ôn tập văn bản “con mối

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC