Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 8: Ôn tập văn bản “nói với con”
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 8: Ôn tập văn bản “nói với con” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “NÓI VỚI CON”
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về thể thơ tự do, về văn bản Nói với con mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Đọc hiểu một văn bản thông qua câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
- c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề: Từ việc mượn những lời tâm tình hết sức mộc mạc, giản dị, chân tình, tác giả văn bản Nói với con đã gửi gắm đến với chúng ta nhiều bài học chiêm nghiệm cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Nói với con”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ.
- Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho gia đình và xã hội trong văn bản Nói với con.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Tác giả văn bản “Nói với con” là ai? + Văn bản viết theo thể loại nào? Nêu xuất xứ của văn bản. + Phân chia bố cục cho văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung: + Nhóm 1: Tìm hiểu lời tâm tình của cha với con về tình cảm của cha mẹ, của gia đình. + Nhóm 2: Tìm hiểu lời tâm tình của cha với con về niềm vui lao động và tình nghĩa của quê hương, xử sở. + Nhóm 3: Tìm hiểu những phẩm chất cao quy của “người đồng mình” (Kẻ bảng) + Nhóm 4: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản (Kẻ bảng) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN. 1. Tác giả - Tên: Y Phương (1948 – 2022) - Quê quán: Trùng Khánh, Cao Bằng - Thể loại sáng tác: thơ ca - Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phóng khoáng, tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, in đậm màu sắc văn hóa vùng đất quê ông. - Tác phẩm tiêu biểu: Nói với con (1980), Người núi Hoa (1982), Tiếng hát tháng Giêng (1986), Đàn then (1996), Vũ khúc Tày (2015),… 2. Tác phẩm a. Thể loại: thơ tự do b. Xuất xứ: Sáng tác năm 1980 c. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Đoạn 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương - Phần 2: Đoạn 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý
II. ÔN TẬP VĂN BẢN “NÓI VỚI CON” 1. Lời tâm tình của cha với con về tình cảm cha mẹ, gia đình - Con được lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ - Những hình ảnh cụ thể giới sự gắn bó của tình cảm cha con: “chân phải – chân trái”, “tiếng nói – tiếng cười”, “một bước – hai bước”,… à Tạo ra bầu không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc. 2. Lời tâm tình của cha với con về niềm vui lao động và tình nghĩa của quê hương, xứ sở. - Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống: Người cha nhắc tới “ngày cưới” – ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời – đó là điểm tựa của hạnh phúc à Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình - Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển. à Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn và vất vả, nhưng họ luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương. 3. Những phẩm chất cao quý của “người đồng mình” - “Người đồng mình” là những con người của quê hương, xứ sở. - Bảng đối chiếu (Đính kèm phía dưới hoạt động) à Trong những chuyến “lên đường” của con, người cha muốn con phải: + Luôn nhớ rằng trên từng bước trưởng thành của con đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ (Lên đường/Không bao giờ nhỏ bé được/ Nghe con) + Thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là người con của quê hương, xứ sở.
III. TỔNG KẾT * Nội dung - Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình - Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm cao đẹp với quê hương, ý chí vươn lên trong cuộc sống. * Nghệ thuật: (Bảng đính kèm phía dưới hoạt động) |
BẢNG ĐỐI CHIẾU PHẨM CHẤT CỦA “NGƯỜI ĐỒNG MÌNH”
Phẩm chất |
Câu thơ |
Những con người đáng yêu vì nét tài hoa, lãng mạn và đời sống tâm hồn phong phú |
Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát |
Những con người có ý chí và nghị lực sống mãnh liệt |
Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn |
Những con người chân thật, giản dị, nhưng có cốt cách cao quý |
Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con |
Những con người chịu thương chịu khó, sống gắn bó và hết lòng xây đắp quê hương |
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc; Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. |
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 8: Ôn tập văn bản “nói với, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 8: Ôn tập văn bản “nói với, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 8: Ôn tập văn bản “nói với
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác