Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT bài 7: Ôn tập văn bản “dấu ấn hồ khanh”

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 7: Ôn tập văn bản “dấu ấn hồ khanh” sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN “DẤU ẤN HỒ KHANH”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại văn bản thông tin, về văn bản Dấu ấn Hồ Khanh mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua câu thơ nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Biết khát vọng và ước mơ, có ý chí biến khát vọng, ước mơ tốt đẹp thành hiện thực.   

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Từ việc thuật lại câu chuyện khám phá thiên nhiên và hang động Sơn Đoòng của Hồ Khanh, tác giả cuả ba văn bản trong Dấu ấn Hồ Khanh đã mang đến với chúng ta nhiều bài học cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Dấu ấn Hồ Khanh”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Dấu ấn Hồ Khanh.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Dấu ấn Hồ Khanh” là ai?

+ Nêu thế loại và xuất xứ của văn bản? Phân chia bố cục của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu nhan đề của văn bản.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng.

+ Nhóm 3&4: Tìm hiểu thông tin cơ bản, thời điểm và sự kiện làm thay đổi cuộc đời của nhân vật Hồ Khanh.

+ Nhóm 5: Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN “DẤU ẤN HỒ KHANH”.

1. Tác giả

- Tên: Nhật Văn

- Là nhà văn, nhà báo, biên tập viên Báo điện tử Quảng Bình. 

2. Tác phẩm

a. Thể loại: văn bản thông tin

b. Xuất xứ

Trích trong Báo điện tử Quảng Bình, đăng ngày 21/7/2014.

c. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến thợ sơn tràng chuyên nghiệp: Giới thiệu về hang Sơn Đoòng và Hồ Khanh.

- Phần 2: Tiếp theo đến thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh: Sự phát hiện ra hang Sơn Đoòng

- Phần 3: Còn lại: Hành trình khám phá hang Sơn Đoòng

 

 

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “DẤU ẤN HỒ KHANH”

1. Nhan đề Dấu ấn Hồ Khanh

- Nhan đề của VB thể hiện rõ nhân vật Hồ Khanh đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt.

- Nhan đề của văn bản thông tin phải đảm bảo thể hiện một cách trực tiếp, cụ thể nội dung chính của VB.

- Nhan đề thường khái quát nội dung của VB, đồng thời nội dung đó được làm rõ ngay trong đoạn mở đầu.

2. Vẻ đẹp hang Sơn Đoòng

- Không khí mát mẻ lạ thường, có thể nghe tiếng gió rút qua vách đá.

- Càng đi sâu vào hang, vẻ đẹp kì vĩ càng cuốn hút

- Phía trên là ánh sáng mặt trời, phía dưới hang là con sông ngầm sâu hun hút

- Không khí mát lạnh, nước chảy cuồn cuộn, trong vắt giữa những rặng thạch nhũ điệp trùng

è Trở thành hang động lớn nhất thế giới.

3. Nhân vật Hồ Khanh

3.1. Thông tin cơ bản

- Quê quán: thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Nghề nghiệp: thợ sơn tràng

- Đặc điểm tính cách: thích tò mò, khám phá; có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình vì công việc.

- Dấu ấn đặc biệt: phát hiện ra hang Sơn Đoòng.

3.2. Thời điểm và sự kiện quan trọng của cuộc đời

Thời gian

Sự kiện

1989

Khi tìm chỗ trú mưa trong rừng, Hồ Khanh tình cờ phát hiện ra một cái hang lớn với bầu không khí mát mẻ lạ thường.

2009

Hồ Khanh đã dẫn đoàn thám hiểm hang động của Hoàng Gia Anh vào cái hang đá lớn và kì lạ năm xưa. Hồ Khanh đã trở thành người Việt Nam đầu tiên phát hiện ra hang Sơn Đoòng – hang động cao và rộng nhất thế giới.

 

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

- Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh đã tường thuật lai câu chuyện khám phá thiên nhiên, phát hiện ra hang Sơn Đoòng của Hồ Khanh.

- Thông qua tác phẩm cho ta hiểu thêm cuộc sống và con đường cống hiến của những người có công trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta.

* Nghệ thuật:

- Câu văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc

- Tuy là văn bản thuyết minh những lời văn rất nhẹ nhàng, giàu hình ảnh

- Lối viết phong phú, mềm mại, thu hút người đọc.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối bài 7: Ôn tập văn bản “dấu ấn, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt bài 7: Ôn tập văn bản “dấu ấn, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 7: Ôn tập văn bản “dấu ấn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC