Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 KNTT Bài 5: màu sắc trăm miền
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 Bài 5: màu sắc trăm miền sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/….
Ngày dạy: …/…/….
ÔN TẬP BÀI 5: MÀU SẮC TRĂM MIỀN
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức về tùy bút ngôn ngữ, cái tôi trữ tình…..thông qua tác phẩm tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Kiến thức
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về tác giả Vũ Bằng.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
- b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
- Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ:
- Hãy hát một bài hát hoặc đọc thuộc một bài thơ về chủ đề mùa xuân.
- Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Mỗi vùng miền có thể được ví như một mảnh ghép làm nên bức tranh thế giới muôn màu. Mỗi mảnh ghép ấy có những vẻ đẹp riêng. Cho dù đó là nơi gần gũi hay xa lạ, hãy đón nhận nó bằng trái tim ấm áp và nụ cười thân thiện, bởi đó là cuộc sống đa dạng, phong phú mà con người tạo ra trên ngôi nhà chung - Trái Đất. Trong bài học này. những trang tuỳ bút, tản văn (kết hợp với một văn bản thông tin) sẽ mang đến cho em những cảm nhận thú vị về sắc màu cuộc sống trên quê hương xứ sở và trên thế giới rộng lớn, bao la.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố hình thức của thơ trữ tình.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Nhan đề mỗi bài tuỳ bút trong Thương nhớ Mười Hai đều gợi ra một nét đặc trưng nào đó của không gian, phong tục, nếp sống,... ở miền Bắc: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt; Tháng Hai, tương tư hoa đào; tháng Ba, rét nàng Bân; Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường; Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng. Nhan đề bài tuỳ bút Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt gợi ra khung cảnh mùa xuân và những nét sinh hoạt gia đình trong cái rét đặc trưng của miền Bắc thời điểm tháng đầu tiên của một năm, trong không gian mùa trăng đầu tiên của một năm được tác giả coi như là trăng non: Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một (trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt). |
2. Tác giả - Tên: Vũ Bằng - Năm sinh – năm mất: 1913-1984 - Quê quán: Hà Nội - Sở trường sáng tác: truyện ngắn, tùy bút, bút kí - Phong cách sáng tác: Tùy bút của VB giàu chất trữ tình, chất thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú. - Tác phẩm tiêu biểu: Miếng ngon Hà Nội (1960), Món lạ miền Nam (1969), Thương nhớ Mười Hai (1972) 3. Tác phẩm - Trích Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972), là bài đầu tiên của tập tùy bút - Thương nhớ mười hai được viết trong thời gian Vũ Bắng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. Niềm thương nhớ quê hương, gia đình da diết được thể hiện qua sự hồi tưởng về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống hằng ngày mang vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của Hà Nội. Thương nhớ mười hai có 13 bài tùy bút, gồm 12 bài viết về các tháng trong năm và 1 bài về Tết.
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu và suy nghĩ trả lời: Khi nói về Mùa Xuân, tác giả đã khẳng định như thế nào? Câu văn “Ai bảo…mê luyến Mùa Xuân” gợi cho em suy nghĩ gì? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây? - GV đặt tiếp câu hỏi: + Ở đoạn văn 2 tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình như thế nào? Tình cảm ấy nảy sinh từ đâu? Cảnh sắc mùa Xuân ở Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết nào? + Những chi tiết trên được xây dựng bằng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật và tình cảm như thế nào? + Em hình dung “mưa riêu riêu” là mưa như thế nào? Em cảm nhận “gió lành lạnh” khác gió lạnh như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi HS trình bày được phiếu học tập Dự kiến sản phẩm: - Tác giả khẳng định về mùa xuân: “Ai cũng chuộng mùa xuân… trìu mến mùa Xuân” - Liệt kê các chi tiết miêu tả mùa xuân + mưa riêu riêu +gió lành lạnh + Tiếng nhạn, tiếng trống, tiếng hát… + Lộc non trồi ra… - Cảnh sinh hoạt: .., trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ… - Xuân của lòng người: + Con người không chịu ngủ yên… + Nhựa sống căng lên… + Tim: trẻ ra… + Tràn đầy yêu thương… - Hình ảnh mùa Xuân đẹp, đầy sức sống, gợi cảm. - Phép so sánh đặc sắc, biện pháp miêu tả. - Đặc biệt là giọng điệu sôi nổi, tha thiết, chân thành, sâu sắc có sức truyền cảm. Bức tranh mùa Xuân đẹp, tràn đầy sức sống… Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV bình: trọng đón nhận từng giọt âm thanh của tiếng chim - ánh sáng bầu trời mùa xuân. - GV bình: Những chi tiết hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh sắc và không khí mùa Xuân ở đất Bắc. Cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Tác giả đã gợi tả được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa Xuân, vừa có cái lạnh của “ mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm vào lòng người, những âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng chống chèo, câu hát huê tình. Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, hương trầm…và tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu Cảnh sắc và không khí mùa Xuân sau rằm tháng giêng Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc đoạn 3 đến hết văn bản và đặt câu hỏi: + Nhà văn cảm nhận sự thay đổi của thiên nhiên qua những đối tượng nào? Em có nhận xét gì về những từ ngữ như “hơi phai”, “mùi hương man mác”, vệt xanh tươi”, “làn sáng hồng” + Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua những từ ngữ hình ảnh đó? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
+ Khi mùa xuân đến, bầu không khí gia đình được miêu tả như thế nào? Liên hệ với không khí sau Tết ở gia đình em? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Dự kiến sản phẩm: Tác giả cảm nhận bức tranh mùa xuân sau rằm tháng Giêng qua những hình ảnh: + Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong. + Cỏ không mướt xanh như cuối đông, có mùi hương man mác + Mưa xuân thay thế cho mưa phù + Vệt xanh tươi hiện ở trên trời + Vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa + Những làn sáng hồng hồng rung động - Không khí mùa xuân sau rằm tháng Giêng: Bữa cơm giản dị, cánh màn điều,… kết thúc các trò chơi… cuộc sống êm đềm thường nhật đã thay thế không khí tưng bừng, rộn rã, náo nức của ngày Tết. - Phản ánh chính xác, phù hợp với thực tế cuộc sống sau rằm tháng Giêng của người miền Bắc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV bình: Những hình ảnh tự nhiên từ sau rằm tháng Giêng. Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng. NV4: Tìm hiểu phần tổng kết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
III. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội - Câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu.
Khẳng định: tình cảm yêu mùa xuân tha thiết, nồng nàn.
- Nghệ thuật: + Miêu tả, so sánh đặc sắc; + Giọng điệu sôi nổi, tha thiết, có sức truyền cảm. + Hình ảnh gợi cảm.
Bức tranh mùa Xuân đẹp, tràn đầy sức sống, tràn ngập khắp đất trời nhưng lại ấm áp, nồng nàn, đầy tình yêu thương, mang nét đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.
Cảm xúc say sưa, mê đắm trước mùa xuân.
2. Cảnh sắc và không khí mùa Xuân sau rằm tháng giêng
- Tác giả cảm nhận sự thay đổi của thiên nhiên, đất trời qua sự thay đổi, chuyển biến về màu sắc, không khí, bầu trời, mặt đất, cây cỏ… - Nghệ thuật so sánh được sử dụng hiệu quả. => Tác giả đã phát hiện ra một vẻ đẹp khác nữa của mùa Xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái: ”Đào hơi phai…kiếm nhị”
- Sự cảm nhận, đặc biệt tinh tế, nhạy cảm =>sự gắn bó, am hiểu, tình yêu thiên nhiên; trân trọng, biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống.
- Con người trở về với cuộc sống êm đềm, thường nhật. Tình yêu cụ thể, dạt dào, tinh tế, sâu sắc và bền bỉ.
IV. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. - Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
2. Nghệ thuật - Giọng điệu sôi nổi, tha thiết nhớ thương, miêu tả đặc sắc, so sánh hiệu quả.
|
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối Bài 5: màu sắc trăm miền, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 kntt Bài 5: màu sắc trăm miền, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: màu sắc trăm miền
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác