Nội dung chính bài Đi bộ ngao du (Ru-xô)
Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Đi bộ ngao du (Ru-xô) "
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng: Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay Về giáo dục.
- Tác phẩm: trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ
2. Phân tích tác phẩm:
a. Đi bộ ngao du con người được tự do
Lợi ích của đi bộ ngao du.
- Người đi bộ hoàn toàn tự do: ưa lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng..
- Tuỳ theo ý thích của mình: quan sát khắp nơi ...
- Không lệ thuộc ai, không lệ thuộc bất cứ thứ gì...
=> Đi bộ ngao du tăng cường sức khoẻ, tinh thần, sảng khoái
b. Đi bộ ngao du- trau dồi tri thức
Tác giả đưa ra những “nhân chứng” có thật, đó là các nhà khoa học, bác học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go.
- Bồi dưỡng nhận thức, làm giàu hiểu biết.
- Xem xét thiên nhiên phong phú trên mặt đất.
- Tìm hiểu các sản vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.
So sánh: Phòng sưu tập của Ê-min (người đi bộ ngao du) hơn hẳn (là cả trái đất) phòng sưu tập của những vua chúa, triết gia (có các thứ linh tinh nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự do cả).
=> Tác giả đề cao kiến thức thực tế, xem thường kiến thức sách vở giáo điều; đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế, khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
=> Đi bộ ngao du là dịp để con người hòa vào thế giới tự nhiên, suy ngẫm, tìm hiểu mở rộng kiến thức và phát triển nhân cách.
c. Đi bộ ngao du- rèn luyện sức khoẻ và tinh thần
Để chứng minh luận điểm này, tác giả đã dùng phép so sánh:
- Những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt >< những người đi bộ, kết quả là “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ” >< “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.
- Đi bộ ngao du khi trở về nghiễm nhiên mọi thứ tưởng như vô cùng bình thường, giản dị lại khiến ta cảm thấy nhớ thương, thích thú và hài lòng.
- Một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng của chính tác giả: “hân hoan biết bao”, “ngon lành thế!”, “thích thú biết bao”, “ngủ ngon giấc biết bao”. Tâm trạng của tác giả nhưng lại dùng ngôi kể “ta” vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, vừa có ý nghĩa như một lời khuyên, một trải nghiệm đầy thú vị mà “tôi” muốn chia sẻ cho tất cả mọi người.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Đi bộ ngao du con người được tự do
- Trước hết đi bộ đem đến cho chúng ta sự tự do, thoải mái, mà khi đi ngựa sẽ không bao giờ chúng ta cảm nhận được điều đó: “Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy … ta quay sang phải, sang trái…”.
- “Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy”, “Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phụ trạm” “Tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thẻ hương thụ”… Sự tự do chắp cánh cho con người thỏa mãn mọi nhu cầu mong muốn của mình.
- Cách xưng hô:" tôi, ta, Ê-min", bộc lộ những thể nghiệm sinh động riêng của bản thân. Những nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng những thể nghiệm cá nhân làm chất nghị luận của bài văn không xơ cứng.
=> Khi con người được tự do thoải mái thì tri thức được bồi bổ, sức khoẻ được tăng cường, tinh thần được thoải mái.
2. Đi bộ ngao du- trau dồi tri thức
- Tác giả khẳng định: "Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go" tức là việc đi bộ không chỉ để ngao du mà phải mang lại cho ta tri thức phong phú, dồi dào hơn, gắn với tự nhiên và thực tiễn hơn.
- Không có nhà khoa học nào mà không đi bộ như một cách quan sát tỉ mỉ, khám phá bản chất của hiện tượng, của sự vật trong thiên nhiên. "Ai là người yêu mến nông nghiệp... không tìm các nguyên liệu hoá thạch". Những hiểu biết về nông nghiệp, khoáng sản, cây trồng, hoa lá... đều thông qua đi bộ để tìm hiểu, sưu tập.
- Đặc biệt, tác giả có lối so sánh rất thú vị để khẳng định tính chính xác của những lí lẽ, ông so sánh: Phòng sưu tập của Ê-min (người đi bộ ngao du) hơn hẳn (là cả trái đất) phòng sưu tập của những vua chúa, triết gia (có các thứ linh tinh nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự do cả) nhằm đề cao kiến thức thực tế, xem thường kiến thức sách vở giáo điều; đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế, khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức.=> Đi bộ ngao du là dịp để con người hòa vào thế giới tự nhiên, suy ngẫm, tìm hiểu mở rộng kiến thức và phát triển nhân cách.
3. Đi bộ ngao du- rèn luyện sức khoẻ và tinh thần
- Điều thiết yếu nhất là đi bộ mang lại cho con người sức khoẻ- nhân tố vô cùng quan trọng trong sự sống con người. Đồng thời, nó giúp tinh thần trở nên phấn chấn và vui vẻ vô cùng mà không một phương tiện nào có thể mang lại được. Khác xa với vẻ cáu kỉnh, buồn bã cô đơn của những kẻ quyền cao ngồi trong xe ngựa êm kia thì đi bộ giúp cho con người thư giãn, bữa cơm ngon lành hơn, giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tất thảy, nó giúp ta rất nhiều trong rèn luyện sức khoẻ và nuôi dưỡng tinh thần thoải mái mỗi ngày.
- Thân thể được rèn luyện ,thử thách ,sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm hồn rộng mở lộng gió bốn phương. Lúc ấy ,ta sẽ cảm thấy cuộc đời xung quanh hấp dẫn biết chừng nào ,đáng sống biết chừng nào!”.
4. Tổng kết.
Nghệ thuật:
- Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân vào lí lẽ.
- Đan xen tự sự, biểu cảm.
- Lập luận rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- Lí lẽ hòa quyện với thực tế
Nội dung:
- Thoả mãn những cầu thưởng ngoạn tự do.
- Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống.
- Nhân lên niềm vui sống cho con người.
=> Một người giản dị, quí trọng tự do, yêu mến thiên nhiên.
Ý nghĩa: Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ - tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Xem toàn bộ: Soạn văn 8 bài: Đi bộ ngao du trang 98 sgk
Bình luận