Soạn văn bài: Câu phủ định
Các bạn đã được làm quen với rất nhiều kiểu câu, như câu: cầu khiến, nghi vấn, cảm thán,...Bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu phủ định, đặc điểm hình thức và chức năng của nó. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) Nam đi Huế
b) Nam không đi Huế
c) Nam chưa đi Huế.
d) Nam chẳng đi Huế.
Câu hỏi:
- Các câu b,c,d có đặc điểm hình thức gì khác với câu a?
- Những câu này có gì khác với câu a về chức năng?
Trả lời:
- Những câu b,c,d đều có những từ ngữ phủ định như: Không, chưa, chẳng.
- Những câu này là câu phủ định về việc Nam sẽ không đi Huế, câu a là câu khẳng định việc Nam sẽ đi Huế.
2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
(Thầy bói xem voi)
Câu hỏi
- Trong đoạn trích trên những câu nào có từ ngữ phủ định?
- Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì? (Để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại hay để thông báo, xác nhận sự không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó?)
Trả lời:
- Những câu có từ ngữ phủ định là:
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.(1)
- Đâu có! (2)
- Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Trong khi đó, ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước. Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.
Nội dung quan tâm khác
Từ khóa tìm kiếm: câu phủ định trang 52 văn 8 tập 2, soạn văn câu phủ định trang 52 văn 8 tập 2, trả lời câu hỏi trang 52 ngữ văn 8 tập 2.
Bình luận