Dạng bài tập về Công, công suất
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
PHẦN NĂNG LƯỢNG
Dạng 1: Công, công suất
Bài tập 1: Một ô tô khối lượng m = 3,50 tấn đi hết một con đốc có chiều dài s = 100 m trong khoảng thời gian $\tau$ = 10,0 s với tốc độ không đổi. Biết rằng con dốc là một đường thẳng hợp với phương nằm ngang một góc $\alpha=30^{\circ}$ và gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s$^{2}$. Tính công và công suất của trọng lực trong các trường hợp
a) Ô tô đi lên dốc.
b) Ô tô đi xuống dốc.
Bài tập 2: Một người dùng lực F hợp với phương nằm ngang một góc $\alpha =60^{\circ}$, để kéo vật có khối lượng m = 50,0 kg trượt trên mặt sàn nằm ngang một đoạn thẳng có độ dài s = 10,0 m với tốc độ không đổi. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là μ = 0,250; thành phần thẳng đứng của lực F hướng từ dưới lên trên, gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s$^{2}$. Tính:
a) Công của trọng lực.
b) Công của lực F.
c) Công của lực ma sát.
Bài tập 3: Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng mo = 500 g. Để di chuyển ổn định (nước trong gầu không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình kéo nước từ giếng lên bể) gầu đựng được một lượng nước có khối lượng tối đa m = 4,50 kg. Biết rằng khối lượng của dây gầu không đáng kể, mặt nước trong giếng cách mặt bể một khoảng h = 5,00 m, gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s$^{2}$. Trong các quá trình dùng gầu để đưa nước từ giếng lên bể.
a) Tính công toàn phần tối thiểu để đưa được M = 9,00 kg nước từ giếng lên bể.
b) Tính hiệu suất cực đại của quá trình múc nước.
c) Trong một lần đưa đầy gầu nước (gầu chứa 4,50 kg nước) từ giếng lên bể, người múc nước dùng lực có độ lớn F = 60,0 N để kéo gầu, tính công toàn phần và hiệu suất của lần múc nước này.
Bài tập 1:
a) Công của trọng lực khi ô tô lên dốc:
$A_{1}=-mgs.sin\alpha=-3,5.1000.9,8.100.sin30^{\circ}=-1715000J$
Công suất của trọng lực trong trường hợp này là
$P_{1}=\frac{A_{1}}{\tau}=\frac{-1715000}{10}=-171500W$
b) Công của trọng lực khi ô tô xuống dốc
$A_{2}=-mgs.sin\alpha=3,5.1000.9,8.100.sin30^{\circ}=1715000J$
Công suất của trọng lực trong trường hợp này là
$P_{2}=\frac{A_{2}}{\tau}=\frac{1715000}{10}=171500W$
Bài tập 2:
a) Công của trọng lực: $A_{P}=0$
b) Ta có: $\vec{F}+\vec{P}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{F_{ms}}=0$
Vì vật chuyển động thẳng đều nên độ lớn của lực ma sát bằng độ lớn của thành phần nằm ngang của lực F.
Theo phương Ox: $Fcos\alpha-F_{ms}=0\Rightarrow Fcos\alpha-\mu N=0$ (1)
Theo phương Oy: $N+Fsin\alpha=P\Rightarrow N=mg-Fsin\alpha$
Thay vào (1) ta có: $\mu(mg-Fsin\alpha)=Fscos\alpha\Rightarrow F=\frac{\mu mg}{cos\alpha+\mu sin\alpha}$
Công của lực F:
$A_{F}=Fscos\alpha=\frac{\mu mgscos\alpha}{cos\alpha+\mu sin\alpha}=855 J$
c) Lực ma sát: $F_{ms}=\mu N=\mu(mg-Fsin\alpha)$
Công của lực ma sát
$A_{ms}=-\mu(mg-Fsin\alpha)s=\frac{\mu mgscos\alpha}{cos\alpha+\mu sin\alpha}=-855J$
Bài tập 3:
a) Mỗi lần múc được m = 4,5 kg nước, số lượng nước cần múc là M = 9 kg.
Số lần tối thiểu cần múc: $\frac{M}{m}=\frac{9}{4,5}=2$ lần
Công tối thiểu cho 1 lần múc:
A = (m + mo)gh = (4,5+0,5).9,8.5 = 245 J
Công toàn phần: Atp = 2.A = 490 J
b) Giả sử mỗi lần chỉ múc được mn kg nước (do có sự thất thoát ra ngoài)
Công có ích: Aci=mngh (công có ích múc được mn kg nước)
Công toàn phần: Atp=(m+mn)gh
Hiệu suất của quá trình múc nước:
$H=\frac{m_{n}gh}{m_{o}+m_{n}gh}=\frac{1}{1+\frac{m_{o}}{m_{n}}}\leq \frac{1}{1+\frac{m_{o}}{m}}$
(vì khối lượng nước múc được tối đa là m)
Hiệu suất cực đại của quá trình múc nước
$H_{max}=\frac{1}{1+\frac{m_{o}}{m}}=\frac{1}{1+\frac{0,5}{4,5}}=90$%
c) Công toàn phần của quá trình múc nước với lực kéo F
$A_{F_{tp}}=Fh=60.5=300J$
Hiệu suất của quá trình múc nước này:
$H=\frac{(m+m_{o})gh}{Fh}=\frac{(4,5+0,5)9,8.5}{60.5}=81,7$%
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Vật lí 10 cánh diều học kì 2
Bình luận